Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 37)

2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động quản lý rủi ro của Apple

Là một trong những công ty giá trị nhất toàn cầu, việc phải đối mặt với rủi ro là điều khơng thể tránh khỏi. Tuy nhiên, qua những phân tích rủi ro ở trên, Apple đã hoàn thành tốt hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ở các điểm sau:

Ưu điểm trong quản lý rủi ro từ khách hàng

Năm 2007, NPS - một chỉ số đo lường sự hài lòng, mức độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp sử dụng của Apple là 58. Tính đến năm 2016, cơng ty có NPS là 72 - một trong những mức cao nhất trong ngành công nghệ.

Mua hàng từ Apple không tạo cảm giác là một trải nghiệm rủi ro đối với khách hàng, đơn giản vì chất lượng sản phẩm và mạng lưới cửa hàng bán lẻ khổng lồ mà Apple vận hành. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với sản phẩm, khách hàng có thể đặt chỗ trước tại Genius Bar địa phương và mang sản phẩm đến để được hỗ trợ.

Việc Apple liên tục tập trung vào việc cải thiện chỉ số NPS đã tạo ra những kết quả đáng kể cho công ty. Trong chỉ số tương tác với mức độ trung thành của khách hàng năm 2017, Brand Keys đã công nhận Apple là “Đại diện tốt nhất cho sự trung thành và thích thú của khách hàng đối với mặt hàng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thơng minh”. Trên thực tế, 87% khách hàng của Apple trung thành với thương hiệu - có nghĩa là họ sẽ tiếp tục mua hàng của Apple trong tương lai.

Ưu điểm trong quản lý rủi ro về đầu tư

Không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh hiện tại với Iphone, Ipad hay Macbook, Apple rất chú trọng đa dạng hóa việc nghiên cứu và phát triển các thiết bị công nghệ mang trên người như Airpod, Apple Watch và dự kiến ra mắt tới đây là Apple Glasses.

Mảng dịch vụ bao gồm App Store, AppleCare, Apple Music, Apple Pay và nhiều dịch vụ khác liên tục tăng trưởng. Năm 2018, các dịch vụ Apple đạt mức tăng 85% với 37 tỷ USD, riêng tại thị trường Trung Quốc ghi nhận doanh thu cực kỳ ổn định với mức tăng trưởng tối thiểu đối với các dịch vụ là 25%.

Chính điều này thúc đẩy việc Apple tự nhìn nhận thương hiệu của mình khơng chỉ đơn thuần là nhà sản xuất thiết bị di động, laptop nữa. Thay vào đó, Apple lựa chọn làm nền tảng cơng nghệ, phân phối các tiện ích cho người dùng. Cụm từ "nền tảng" được lặp đi lặp lại trong suốt buổi ra mắt sản phẩm của Apple.

Đây là hướng kinh doanh được cho là thu lại nhiều lợi nhuận bởi trong khi các thương hiệu di động khác cịn đang loay hoay cấu hình, phần cứng, camera... vốn đã quá đủ cho người dùng, các nền tảng ứng dụng lại thiếu phần cứng để tối ưu thì Apple

đã tạo dựng cho mình hệ sinh thái đủ sức chinh phục người dùng. Việc Apple kết hợp

nhuần nhuyễn giữa phần cứng và phần mềm cũng sẽ giúp đẩy doanh số của cả hai đi lên. Ví dụ người sử dụng iPhone sẽ chọn Apple News +, TV+, Card, Arcade thay vì các nền tảng khác. Chính điều này giúp Apple có thêm khách hàng mới và tiếp tục níu chân người dùng cũ.

Ưu điểm trong quản lý rủi ro về chính trị

Apple mở một bộ phận chuyên xóa các ứng dụng có thể vi phạm quy tắc của Trung Quốc, đồng thời đào tạo những nhân viên chuyên đánh giá ứng dụng, dùng phần mềm

đặc biệt để rà soát ứng dụng nhắc đến các chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc như nền độc lập Tây Tạng, Đài Loan, Quảng trường Thiên An Môn, phong trào tinh thần Pháp Luân Công, Đức Đạt Lai Lạt Ma,... Năm 2018, Cơ quan Quản lý Internet Trung Quốc

ra lệnh cho Apple từ chối ứng dụng từ Guo Wengui - tỉ phú Trung Quốc từng lên án nạn tham nhũng trong đảng Cộng sản. Ngay sau đó Apple đưa Guo Wengui vào danh sách cấm ở Trung Quốc và quét tất cả ứng dụng có nhắc đến tên tỉ phú này.

Apple trở nên cực kỳ có lợi nhuận và có giá trị một phần vì họ có thể tận dụng Trung Quốc với tư cách là thị trường bán hàng và trung tâm sản xuất lớn nhất của công ty. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với 1/5 doanh số bán hàng của Apple được tạo ra tại đây. Dù vấp phải nhiều phản đối từ 1 bộ phận người dùng, chính sách gỡ bỏ ứng dụng của Apple được cho là có lợi ích cho ban điều hành của cơng ty nếu Apple vẫn phải tiếp tục đặt hoạt động sản xuất chính tại Trung Quốc về lâu dài.

Ưu điểm trong quản lý rủi ro về chính sách ngoại thương

Giống như nhiều cơng ty phương Tây khác tại Trung Quốc, Apple bắt buộc phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, các nhà máy gia công của Apple đã được mở rộng sang các quốc gia khác như Ản Độ hay Brazil, trong đó Apple mở tới 3 nhà máy lắp ráp tại Ản Độ trong năm 2019, bao gồm cả một nhà máy thuộc sở hữu của Foxconn; động

thái tương tự cũng diễn ra ở Brazil. Foxconn cũng công bố khoản đầu tư 270 triệu đô

la để thành lập một cơng ty con mới có tên FuKang Technology Co Ltd nhằm hỗ trợ việc mở rộng sản xuất của Apple tại Việt Nam.

Có thể thấy, Apple đang áp dụng tích cực và hiệu quả chiến lược “China Plus One” - một chiến lược qua đó một cơng ty đa dạng hóa các hoạt động nhất định sang các quốc gia khác trong khi vẫn giữ Trung Quốc là nguồn cung cấp chính hoặc thị trường

tiêu thụ trong nỗ lực giảm thiểu tác động của căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc đa dạng hóa chuỗi nguồn cung sản xuất giúp Apple giảm rủi ro phụ thuộc vào 1 quốc gia nhất định trong bối cảnh dịch Covid-19 khi các quốc gia có thời gian bùng phát và đóng cửa biên giới khác nhau. Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất tại các nước ngoài giúp giảm chi phí kinh doanh của Apple khi chi phí nhân cơng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Năm 2018, chi phí lao động sản xuất ở Trung Quốc ước tính là 5,51 đô la Mỹ mỗi giờ. Con số này được so sánh với ước tính 4,45 đơ la Mỹ mỗi giờ ở Mexico và 2,73 đơ la Mỹ ở Việt Nam.

Ngồi ra, Apple sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu khơng nhanh chóng mở rộng chuỗi sản xuất ra ngồi Trung Quốc khi chính phủ Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% lên

khối hàng hóa tiêu dùng 300 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.

-> Các chiến lược kiểm soát rủi ro trên khi được Apple áp dụng đều nâng cao tốc độ tăng trưởng và giúp Apple xây dựng công ty giá trị nhất toàn cầu. Điểm số trách nhiệm xã hội của Apple tại Trung Quốc tăng đều đặn. Từ năm 2016 đến 2020, thứ hạng của Apple nhảy từ 141 lên 30 trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại đây. Trong quý tài chính thứ ba của Apple kết thúc vào tháng 6 năm 2020, Apple đã báo cáo doanh thu tại Trung Quốc là 9,33 tỷ đô la, tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019. CEO của Apple - Tim Cook cho biết doanh thu dịch vụ đã lập kỷ lục quý mới trong khu vực. Apple đã ghi nhận tỷ lệ khách hàng mới cực kỳ cao tại thị trường Trung Quốc với con số lần lượt là 75% khách hàng mua Macbook và 66% khách hàng mua iPad là mới.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy Apple là cơng ty có lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2020, phần lớn nhờ vào doanh thu rịng 17,7 tỷ USD mà Apple có được từ những

chính sách kiểm sốt rủi ro kịp thời và đúng đắn tại thị trường Trung Quốc.

2.3.2. Hạn chế-nguyên nhân

Qua những rủi ro đã gặp phải ở thị trường Trung Quốc, Apple đã có biện pháp và đưa ra những chính sách để quản lý các rủi ro đó. Song những giải pháp vẫn cịn nhiều

hạn chế, chưa có hiệu quả cao và một vài rủi ro chưa được Apple chú trọng, quan tâm:

❖ Hạn chế trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng

Để tránh tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Apple đã có tính đến kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Ản Độ. Nhưng việc Apple đã thất bại trong đa dạng địa điểm sản xuất ra ngoài Trung Quốc khiến Apple quá phụ thuộc vào đất nước này. Trong khi đó, mức lương trung bình ở đất nước này ngày càng tăng, và là nơi đối thủ Huawei có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường nội địa của mình.

Ngun nhân do chuỗi cung ứng có quy mơ lớn và hồn chỉnh này vốn giữ vai trị quyết định với sự phát triển và thành công của Apple. Từ đó đã tạo ra một hệ thống quá lớn rất khó để chuyển sang một nơi nào khác. Hơn nữa, quá trình dịch chuyển sản xuất quá phức tạp và tốn kém chi phí khiến cho Apple khơng thể làm nhanh được.

Theo các chuyên gia, những thị trường mới như Việt Nam hay Ản Độ, dù có lợi thế lao động rẻ, ổn định nhưng còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng được chuỗi cung ứng của Apple, điển hình như thực tế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, chuỗi cung ứng toàn ngành chưa mạnh, chưa phong phú, chất lượng nhân công chưa cao.. .Vì vậy, phải mất nhiều năm nữa những nhà máy này mới có thể đảm đương việc sản xuất hàng chục triệu Iphone cho thị trường Mỹ và cung ứng cho toàn thế giới. Thứ hai là do sự chậm trễ của Apple khi nhận ra rủi ro của việc mở rộng sản xuất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Samsung đã nhận ra điều này sớm hơn, sau khi mở

rộng sản xuất tại Trung Quốc vào thập niên 1990, từ năm 2008, Samsung đã bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam.

Một thực tế khác là dù các đối tác của Apple đã tốn hàng tỷ USD để xây dựng cơ sở và kế hoạch mở rộng sản xuất ở những nơi khác ngoài Trung Quốc, nhưng đến nay, Apple vẫn phải quay về Trung Quốc làm iPhone. Nguyên nhân được cho là do dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát mạnh trở lại ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nhà máy tại Ản Độ, Việt Nam đã phải dừng hoạt động khiến tiến độ sản xuất, ra mắt iPhone của Apple bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khơng chỉ có sản xuất bị ngưng trệ, thách thức lớn khác đáng chú ý là các nhà máy sản xuất iPhone khác của Apple ngoài

Trung Quốc cũng địi hỏi chi phí vận chuyển vật liệu điện tử tăng cao. Chi phí hậu cần từ nhà máy nguyên liệu ở Trung Quốc sang Ản Độ cùng với việc các nhà máy bị giảm sản lượng nghiêm trọng do dịch bệnh là nguyên nhân chính khiến Apple tiếp tục quay lại Trung Quốc.

❖ Hạn chế trong quản lý rủi ro chính trị

Trước những chính sách bất lợi của chính phủ Trung Quốc, Apple khơng có phản ứng để quản lý rủi ro này dẫn đến hậu quả đáng tiếc là bị buộc đóng cửa dịch vụ iTunes Movies và iBooks vào tháng 4/2016.

Ngoài ra, Apple cũng đã nhượng bộ chính phủ Trung Quốc, với những yêu cầu về luật an ninh mạng nên công ty đã xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu người dùng để được

tiếp tục cung cấp dịch vụ tại đây. Nhưng điều này khiến công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro khác là dữ liệu của khách hàng có nguy cơ bị đánh cắp và chia sẻ.

Hạn chế trong quản lý rủi ro từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm của Apple mang tính cá biệt hóa cao nhưng lại khó cạnh tranh với những

hãng khác vì giá thành sản phẩm quá cao và tập trung chủ yếu vào những khách hàng

giàu có. Nguyên nhân chủ yếu là do các thiết kế độc đáo mà chi phí nghiên cứu, sản xuất cao và Apple rất chú trọng đầu tư vào R&D.

Trong khi các đối thủ như Huawei và Xiaomi cung cấp một loạt mẫu điện thoại chất lượng với nhiều mức giá khác nhau, trong đó có phân khúc giá rẻ và tầm trung. Hơn nữa, các doanh nghiệp nội địa này cịn được ưu ái hơn từ Chính phủ nước họ. Hiện tại, Apple liên tục bị Huawei vượt mặt và chỉ xếp thứ 5 với thị phần 5-8% tại thị trường này.

Mặc dù đã có chính sách giảm giá một số sản phẩm để kích cầu nhưng giá vẫn khá

cao so với mặt bằng chung của thị trường trong nước. Do đó, chưa bù đắp đáng kể được phần doanh thu sụt giảm do iPhone khơng bán chạy.

Ngồi ra, hệ điều hành độc quyền IOS khơng tương thích với các thương hiệu khác

đơi khi gây trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những điểm yếu của Apple là cơng ty duy nhất có thể tạo ra các sản phẩm với hệ điều hành của họ (OSX và iOS). Thực tế là họ cung cấp một dòng sản phẩm đơn giản, và người dùng nhận được các tính năng tích hợp rất hạn chế của sản phẩm so với việc sử dụng các hệ thống khác. Từ máy tính xách tay, hệ điều hành Mac cho đến điện thoại thông minh, các sản phẩm

này được thiết kế mà chúng không phải phụ thuộc vào phần mềm hoặc phần cứng. Dù có sự tương thích hạn chế giữa các sản phẩm của Microsoft, hoặc Google, Apple đang cố gắng giảm hơn nữa sự hiện diện của chúng trong hệ sinh thái. Trước sự vi phạm dữ liệu của Facebook, hãng đang cố gắng chứng minh thêm hệ thống của mình

chống lại phần mềm và phần cứng của các nhà sản xuất khác để mang đến cho người

tiêu dùng một trải nghiệm an toàn và liền mạch.

Apple chưa thực sự quan tâm đến vấn đề kiện tụng pháp lý:

Mặc dù đã gặp phải một số tranh chấp kiện tụng pháp lý về bản quyền, vi phạm quy chế, ... dẫn đến những thất bại như mất thương hiệu Ipad tại Trung Quốc, bị cấm bán các mẫu từ iPhone 6S đến iPhone X tại thị trường này. Song Apple vẫn chưa chú trọng và chưa có những chính sách để quản lý rủi ro này.

❖ Hạn chế trong quản lý rủi ro về nhân sự

Để hạn chế những biến động và thay đổi trong nhân sự, đảm bảo sự ổn định bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất được trơn tru. Apple đã có chính sách tăng tiền thưởng và tiền lương cho nhân viên, tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng lớn đến nguồn

vốn của công ty, làm cho ngân sách công ty bị thâm hụt.

Trước những biến động của dịch Covid-19, Apple quản lý rủi ro chưa tốt khi không ủng hộ nhân viên làm việc tại nhà mà vẫn đưa ra dự kiến yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc dẫn đến sự phản đối từ nhiều nhân viên.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO HIỆU QUẢ CỦA APPLE TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro từ mơi trường kinh tế - chính trị

Mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ tạo rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của Apple, khiến người dân Trung Quốc tẩy chay hàng Mỹ, nhưng vẫn có những lý do chính đáng khiến chính phủ Trung Quốc khơng muốn đánh địn quá mạnh vào Apple, và công ty có thể tận dụng những lý do này để đưa ra giải pháp cho hoạt động kinh doanh của mình.

Apple hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân Trung Quốc và đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế nước này. Công ty nên tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế của mình, bằng cách mở rộng quy mô lao động, nâng cao

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w