1.2.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Lạng Sơn. Đó khơng chỉ là các nhân tố tự nhiên mà còn quan tâm đến các hoạt động của con người trong lãnh thổ đó. Quan điểm này cho phép tác giả luận án nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ.
Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố thành tạo mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó, đồng thời xác định vai trị nổi trội hay vai trò thứ yếu của các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc trưng cảnh quan của lãnh thổ. Quan điểm này cịn cho phép nhìn nhận lãnh thổ Lạng Sơn nằm trong tổng thể lớn hơn trong mối quan hệ biện chứng và cho biết từ các mối tương tác đó có sự thay đổi gì về lượng khi hình thành tính chất mới dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc sử dụng phối hợp quan điểm hệ thống và tổng hợp khi nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn giúp luận án đánh giá đầy đủ các nhân tố thành tạo cảnh quan và mối quan hệ giữa các nhân tố đó cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ lớn hơn.
1.2.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi đơn vị cảnh quan đều trải qua một thời gian hình thành và phát triển. Trong q trình phát triển các đặc trưng riêng có thể đã bị biến đổi, do vậy, các số liệu thống kê từng đối tượng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất định. Sử dụng quan điểm này cho phép luận án đánh giá chính xác hiện trạng cũng như q trình phát triển của cảnh quan.
1.2.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai cũng có được các nhu cầu đó. Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững, luận án xác định rõ mỗi khu vực trong lãnh thổ Lạng Sơn trong quá trình khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì cần đặt mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường lên hàng đầu.
Trong các quan điểm nghiên cứu được sử dụng trong luận án, quan điểm hệ thống và tổng hợp là quan điểm chủ đạo. Trên cơ sở các quan điểm này, lãnh thổ Lạng Sơn được nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống lớn hơn, trở thành cơ sở để đánh giá phân tích cấu trúc đa bậc của cảnh quan.