C. Đơ thị hóa Các yếu tố văn hóa
ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TÍNH ĐA BẬC CẢNH QUAN TRÊN LÃNH THỔ TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Vị trí địa lý và vai trị trong phân bậc cảnh quan
Lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn có tọa độ địa lý từ 21019’00” đến 22027’30” vĩ Bắc và 106006’07” đến 107021’45” kinh Đơng. Là tỉnh địa đầu phía bắc, tỉnh Lạng Sơn phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đơng giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; phía nam giáp tỉnh Bắc Giang. Với vị trí lãnh thổ, Lạng Sơn nằm ngay bên rìa địa khối Vịm sơng Chảy, làm cho địa hình núi chiếm ưu thế, song độ cao đã giảm nên chủ yếu là đồi núi thấp tương đối cổ, bị xâm thực xói mịn mạnh mẽ từ đại Cổ sinh đại đến nay, hình thành các bậc địa hình đồi núi xen thung lũng tương đối rộng và không quá sâu về mức chia cắt sâu. Vị trí của lãnh thổ Lạng Sơn cũng là phần “mở xịe” của nan quạt trong hệ núi Đơng Bắc Việt Nam, làm thành địa bàn tiếp xúc đầu tiên với khơng khí lạnh vào mùa đơng, khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác. Thêm vào đó, địa hình núi xịe nan quạt phía đơng bắc đã phần nào làm giảm tác động của biển vào đến lãnh thổ Lạng Sơn, gây nên sự phân bậc trong chế độ mưa ẩm. Tính chất này của địa hình làm cho việc lưu chuyển vật liệu trong tự nhiên (trong cảnh quan theo dòng chảy) tỉnh Lạng Sơn theo hướng bắc - nam thuận lợi hơn so với chiều đông - tây, cũng gây nên tính phân bậc trong liên kết giao thương giữa Lạng Sơn và các tỉnh bạn có sự khác biệt theo hai chiều bắc - nam và đông - tây.
Những đặc điểm nổi trội đó của vị trí lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn tác động đến phân bậc trong thiên nhiên nói chung và trong hệ thống cảnh quan nói riêng.