Đặc điểm thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 107)

- Rét đậm, rét hại:

2010 2011 2015 2019 2020 1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,6 0,8 1,8 3,2 2,

2.6.2. Đặc điểm thành phần dân tộc

Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mơng. Các dân tộc ít người trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển khơng đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh.

Theo Kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong Công văn số 504/UBND-KT tỉnh Lạng Sơn ngày 23/4/2021, phân bố của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 2.12. Phân bố của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

TT

Địa

phương Dân số

Dân số DTTS

Phân theo giới tính Phân theo thành

thị-nơng thơn Thành phần dân tộc Nam Nữ Th. thị N. thơn Tồn tỉnh 781.655 655.896 335.345 320.551 95.154 560.742 Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông 1 Tp Lạng Sơn 103.284 60.738 29.244 31.494 37.437 23.301 Nùng, Tày, Kinh, Dao,

Hoa, Sán Chay, Mông 2 Bắc Sơn 71.967 65.334 33.285 32.049 3.037 62.297 Kinh, Nùng, Dao, Tày 3 Bình Gia 52.689 50.817 26.224 24.593 2.519 48.298 Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa 4 Văn Quan 54.202 53.175 27.248 25.927 4.559 48.616 Tày, Nùng, Kinh, Hoa 5 Tràng Định 59.827 56.648 28.998 27.650 3.032 53.616 Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông 6 Văn Lãng 49.696 45.963 23.538 22.425 2.749 43.214 Tày, Nùng, Kinh, Hoa 7 Cao Lộc 79.873 73.274 37.295 35.979 12.714 60.560 Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa 8 Lộc Bình 84.740 79.823 40.871 38.952 14.033 65.790 Tày, Nùng, kinh, Sán Chí, Dao, Hoa 9 Chi Lăng 75.063 66.199 34.165 32.034 7.383 58.816 Tày, Nùng, Kinh 10 Hữu Lũng 121.735 78.439 41.230 37.209 3.300 75.139 Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu 11 Đình Lập 28.579 25.486 13.247 12.239 4.391 21.095 Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ

(Nguồn: Công văn số 504/2021/UBND-KT tỉnh Lạng Sơn)

Theo kết quả điều tra, tuổi kết hơn trung bình lần đầu của người dân tộc thiểu số là 24,6 tuổi, cao hơn so với mức trung bình chung của tồn quốc (23 tuổi). Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số là 14,85%, cao nhất là dân tộc Mông (34,01%). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống là 0,25%.

Số người dân tộc thiểu số từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 01/10/2019 là 629.126 người, trong đó số người biết văn hóa truyền thống là 38.338 người, chiếm tỷ lệ 6,1%; biết sử dụng nhạc cụ là 3.495 người, chiếm tỷ lệ 0,6%; biết hát bài hát truyền thống

là 19.790 người, chiếm tỷ lệ 3,1%; biết điệu múa truyền thống là 15.052 người, chiếm tỷ lệ 2,4%.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên là 62,9%; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam dân tộc thiểu số cao hơn nữ dân tộc thiểu số. Nhóm tuổi từ 25 đến 54 tuổi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia lực lượng lao động nhiều nhất.

Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 đến 49 tuổi đến các cơ sở y tế khám thai và sinh con tại cơ sở y tế chiếm 99,4%; sinh con tại nhà và có cán bộ chun mơn giúp đỡ chiếm 0,1%; sinh con tại nhà và khơng có cán bộ chun mơn giúp đỡ chiếm 0,3%.

Tình trạng đi học của người dân tộc thiểu số phân theo dân tộc: 14.141 người đang đi học, chiếm 23,2%; 40.571 người đã thôi học, chiếm 74,7%; 383 người chưa bao giờ đi học, chiếm 2,1%. Người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng phổ thơng phân theo dân tộc, giới tính: có 485.762 người dân tộc thiểu số (247.067 nam, 238.695 nữ) biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, chiếm 95,8%; 29.111 người dân tộc thiểu số (10.768 nam, 18.343 nữ) không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, chiếm 4,2%.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1) Lạng Sơn mang đặc trưng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi có mùa đơng dài và lạnh vào bậc nhất cả nước, là địa bàn đầu tiên tiếp xúc với khơng khí lạnh vào mùa đơng khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa thứ bậc của các yếu tố tự nhiên khác tạo thành những đặc điểm nổi trội tác động đến sự phân bậc trong hệ thống cảnh quan. Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% trên địa hình Lạng Sơn và được chia thành 3 tiểu vùng; với sự tương tác của vị trí địa lý, hồn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng), địa phương phân bậc thành 3 vùng khí hậu; lớp phủ thổ nhưỡng được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất; tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%... Tuy diện tích lãnh thổ nhỏ nhưng do sự phức tạp của các yếu tố tự nhiên nên Lạng Sơn có sự phân hóa thiên nhiên tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan, cộng với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của các hoạt động con người đã khiến tự nhiên địa phương biến đổi phức tạp.

2) Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc ít người trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập qn và trình độ phát triển khơng đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm).

3) Những đặc trưng nổi bật của các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Lạng Sơn là cơ sở hình thành nên bức tranh cảnh quan đặc sắc của lãnh thổ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)