Nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn theo hướng của Tây Âu hiện nay được sử dụng trong luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 107)

- Rét đậm, rét hại:

KẾT QUẢ PHÂN HÓA ĐA BẬC CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn theo hướng của Tây Âu hiện nay được sử dụng trong luận án

của Tây Âu hiện nay được sử dụng trong luận án

Quan niệm phân loại đa bậc dựa theo Công ước cảnh quan châu Âu (ELC) được tiến hành trong luận án, tác giả kế thừa các nghiên cứu trên và nghiên cứu đa bậc cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn là sự kết hợp giữa phân loại theo loại hình và tỷ lệ nghiên cứu cảnh quan. Với lãnh thổ ở cấp tỉnh và diện tích tương đối nhỏ nên chúng tơi lựa chọn một tỷ lệ nghiên cứu thống nhất ở tất cả các bản đồ theo thang kim tự tháp và quy trình phân tích cấu trúc cảnh quan theo 2 cấp độ loại hình cảnh quan của nhà khoa học M.Antrop (Bỉ).

- Đa bậc về tỷ lệ bản đồ nghiên cứu cảnh quan:

Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu của luận án là toàn tỉnh Lạng Sơn. Nên với phạm vi này tác giả chọn tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn ở các giai đoạn sau, tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu ở các cấp lãnh thổ nhỏ hơn trong tỉnh Lạng Sơn với các tỷ lệ như 1:50.000, 1:10.000, v.v…

- Đa bậc về hình thái cảnh quan:

+ Cảnh quan bậc 1: Sử dụng các ứng dụng ArcGIS, SPSS, v.v…xử lý các bản đồ thành phần DEM, thổ nhưỡng, thảm thực vật ở dạng raster và chồng xếp bản đồ cảnh quan, lấy khoảng cách ô lưới là 1x1 (km).

+ Cảnh quan bậc 2: Từ kết quả cảnh quan bậc 1, tác giả phân tích, xử lý gộp nhóm cảnh quan bậc 1 để định hình các đơn vị cảnh quan chính xác hình thành bản đồ cảnh quan bậc 2 với các đơn vị cảnh quan độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)