C. Đơ thị hóa Các yếu tố văn hóa
1.3.3. Phân loại cảnh quan
Phân loại, quy mô phân loại đã được coi là vấn đề cốt lõi của nghiên cứu cảnh quan kể từ đầu thế kỷ XX. Từ nguyên của phân loại từ có nguồn gốc từ Hy Lạp “táxis” nghĩa là “trật tự, bố trí, mơ hình; phạm vi, và tùy chỉnh, sử dụng, tổ chức” do đó, nó có thể được hiểu như là một sự thừa nhận bản năng của các liên kết giữa nhận thức và lập kế hoạch (chính sách). Phân loại học liên quan đến sự phân chia các đối tượng, theo chiều dọc, bởi vì nó dự tính các khía cạnh phân cấp và phụ thuộc, từ đó tạo ra khả năng phân loại ở nhiều cấp độ. Phân loại cảnh quan là công việc sắp xếp các đơn
➢ Quy mơ tuyệt đối: Kích thước, hướng, hình dạng và hình học tuyệt đối
➢ Quy mơ tương đối: Kích thước tương đối, hướng, phụ thuộc vào mối
vị cảnh quan trong một hệ thống phân loại thống nhất dựa trên các thuộc tính nổi trội của từng bậc đơn vị cảnh quan. Ví dụ các kiểu cảnh quan được xác định bởi các mối quan hệ độc đáo giữa các thành phần tự nhiên (chẳng hạn như địa chất, đất, hình thái, lớp phủ đất) và các thành phần của con người (chẳng hạn như mơ hình định cư và thực địa, đất đai sử dụng, xây dựng và phong cách canh tác). Các loại cảnh quan được xác định có chung bản chất của các q trình tự nhiên, chúng có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau và ở trong các bối cảnh vị trí địa lý khác nhau (Mabbutt, 1968), thường được hình thành bởi các quá trình cụ thể [45,46,47].
Về mặt cảnh quan, các phân loại khác nhau có thể được thiết lập dựa trên cấu trúc, động lực, các yếu tố lịch sử và quy mô. Các nghiên cứu lý thuyết đầu tiên về phân loại cảnh quan xuất hiện ở Nga và Đức, sau đó ở Pháp. Từ các nghiên cứu lý thuyết đầu tiên về quy mơ và phân loại cảnh quan, đã có nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều địa bàn khác. Mơ hình phân loại cảnh quan chiếm ưu thế ở Nga từ những năm 1940 bao gồm các lớp (cấu trúc địa mạo), các nhóm (chế độ nước và hóa học), các loại (đặc điểm đất và thực vật), giống (nguồn gốc địa hình), đơn vị cảnh quan (cấu trúc hình thái bên trong). Mặc dù các phương pháp này sử dụng các yếu tố lý - sinh khác nhau để mơ tả các mức phân cấp, nhưng địa hình và địa chất ở Nga được coi là rất quan trọng để xác định cảnh quan vì các phân loại cảnh quan đầu tiên được liên kết với các nghiên cứu địa mạo, đặc biệt là các trầm tích Đệ tứ. Trong lý thuyết cảnh quan của Nga, quy mơ cảnh quan được hình thành như một khơng gian khách quan và ranh giới cảnh quan như một thực tế cố định. Mặc dù đã sử dụng rộng rãi các nguyên tắc phân loại này trong thăm dò tài nguyên thiên nhiên và cho các hoạt động kinh tế theo kế hoạch ở Liên Xô trước đây, các nhà khoa học tiếp tục thảo luận về các nguyên tắc, khả năng ứng dụng phổ biến và sử dụng thực tế cho quản lý cảnh quan. Một giả thuyết đặt ra là xem cảnh quan như là một thực thể không gian khách quan, có tổ chức và có tính xác định với các ranh giới tĩnh có thể dễ dàng phát hiện thơng qua các nghiên cứu thực địa. Ngoài ra, các đơn vị cảnh quan được chứng minh là không đồng nhất về không gian và các thành phần của chúng có thể đồng thời thuộc các thang thời gian khác nhau; do đó, rất khó để tích hợp động lực thời gian và cảnh quan vào phân loại của Nga dựa trên các mơ hình tĩnh và động kết hợp các thành phần tự nhiên hàng đầu. Cách tiếp cận này đã thống trị khoa học cảnh quan Nga cho đến những thập kỷ trước thế kỷ XX, khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu cảnh quan mới như mơ hình tốn học, hệ thống và phương pháp sinh thái và địa hóa cảnh quan đã mở ra những quan điểm mới cho phân tích cảnh quan [48,49,50].
Có thể điểm qua một vài hệ thống phân loại tiêu biểu của các tác giả Liên Xô trước đây về phân chia cảnh quan theo kiểu loại được phổ biến rộng rãi, và đã được một số nhà địa lý Việt Nam tiếp nhận một cách có hệ thống và ứng dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các hệ thống phân loại cảnh quan ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua:
- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Gvozdetxki (1961) gồm 5 cấp: lớp → kiểu → phụ kiểu → nhóm → loại cảnh quan.
- Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1965) gồm 8 cấp: nhóm kiểu → kiểu → phụ kiểu → lớp → phụ lớp → loại → phụ loại → thể loại cảnh quan. - Hệ thống phân loại của V.A.Nhicolaev (1966) với 12 cấp: thống → hệ →phụ hệ → lớp → phụ lớp → nhóm → kiểu → phụ kiểu → hạng → phụ hạng → loại → phụ loại cảnh quan.
Đối với thực tế nghiên cứu cảnh quan Việt Nam với những đặc trưng về tự nhiên và phân hóa đa dạng, trên cơ sở kế thừa, các tác giả Việt Nam đã lựa chọn những hệ thống phân vị chi tiết hơn, phù hợp với mục đích nghiên cứu, tỉ lệ bản đồ. Điều này đã được thể hiện qua một số nghiên cứu như:
- Vũ Tự Lập (1976) khi nghiên cứu cảnh quan miền Bắc Việt Nam đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan gồm 8 cấp: hệ → lớp → phụ lớp → nhóm → kiểu → chủng → loại → thứ cảnh quan.
- Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) khi nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam đã xây dựng hệ thống phân loại áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 gồm 7 cấp: hệ → phụ hệ
→ lớp → phụ lớp → kiểu → phụ kiểu → loại cảnh quan.
Với cùng địa bàn nghiên cứu toàn lãnh thổ Việt Nam, song mỗi tác giả đưa ra một hệ thống cấp phân vị riêng tùy theo mục đích nghiên cứu, tỉ lệ bản đồ. Các tác giả trên đều sử dụng các cấp từ hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, loại cảnh quan và một số cấp bổ trợ khác ở cấp. Ngoài ra, ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, cấp tỉnh, huyện, xã hoặc khu vực cụ thể phục vụ các mục đích riêng cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều hệ thống phân loại cảnh quan thích hợp. Mỗi tác giả đưa ra một sơ đồ phân chia riêng, lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết.
- Trương Quang Hải, 2008, nghiên cứu vùng núi đá vơi Ninh Bình với 4 cấp: phụ kiểu, hạng, loại, dạng cảnh quan. Nguyễn An Thịnh trong xây dựng bản đồ sinh
thái cảnh quan huyện Sa Pa (Lào Cai), đã lựa chọn 4 cấp phân vị: phụ lớp → kiểu → phụ kiểu → dạng cảnh quan.
Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều hệ thống phân loại của các tác giả như Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh, Lê Mỹ Phong, Lê Thị Ngọc Khanh, Phạm Quang Tuấn, Phạm Thế Vĩnh, Nguyễn Đăng Hội,... trong đó, mỗi vùng lãnh thổ có một hệ thống phân loại cụ thể phù hợp với mục tiêu, nội dung và tỷ lệ nghiên cứu.
Theo Zotano (Tây Ban Nha), sự phát triển của các quy ước quốc tế đa dạng về cảnh quan dẫn đến nhu cầu phân loại cảnh quan ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia ký kết. Ở Tây Ban Nha, Công ước cảnh quan châu Âu đã khuyến khích kết hợp cảnh quan vào quy hoạch đất đai. Kết quả là, các khái niệm và phương pháp đã được đưa ra để tích hợp các nguyên tắc phân loại và kiểm kê trong một cấu trúc phân cấp chung. Theo Antrop (Bỉ), một trong những đại diện theo hướng nghiên cứu cảnh quan mới ở Tây Âu, các loại hình cảnh quan cũ trước đây được dựa trên phân loại các vùng địa lý và thường có tính tồn diện chung chung chủ yếu về tự nhiên. Các loại hình cảnh quan gần đây dựa trên bản đồ chuyên đề GIS và sử dụng phân tích khơng gian và thống kê để xác định các loại cảnh quan. Một cách khái quát, cảnh quan được phân loại theo loại hình học hoặc phân bố học dựa trên xác định các đơn vị cảnh quan như là các loại cảnh quan hoặc như các đơn vị khơng gian. Một loại hình cảnh quan là một phân loại hệ thống của các loại cảnh quan dựa trên các thuộc tính mơ tả các đặc tính được quan tâm như sử dụng đất, tài sản cảnh quan, đặc điểm văn hóa hoặc lịch sử. Các loại cảnh quan được xác định bởi các mối quan hệ độc đáo giữa các thành phần tự nhiên (như địa chất, đất, địa hình, che phủ đất) và các thành phần nhân văn (mơ hình định cư và sản xuất, xây dựng quỹ đất và cách canh tác). Các kiểu cảnh quan chung chung về tự nhiên: chúng có thể xảy ra ở các mơi trường khác nhau và các đơn vị địa lý khác nhau. Chúng thường phản ánh một hoàn cảnh lịch sử cụ thể hoặc được hình thành bởi các quy trình cụ thể. Ví dụ là các vùng cảnh quan nơng thơn mở và cảnh quan kín…. Cảnh quan động học tập trung vào các mơ hình khơng gian được hình thành bởi các loại cảnh quan khác nhau để hình thành sự sắp xếp khơng gian độc đáo với một sắc thái khác biệt, chúng thường là duy nhất, được phản chiếu đúng cho khu vực này.
- Hệ thống phân loại của Marc Antrop (Bỉ, 2004): sử dụng phương pháp mới kết hợp cả phương pháp toàn diện và phương pháp tham số để nghiên cứu phân hóa đa bậc của cảnh quan Bỉ, với cấp độ thứ nhất cho kết quả 228 kiểu cảnh quan và ở cấp độ thứ hai xác định 54 loại cảnh quan đặc trưng [17].
- Hệ thống phân loại của J.G. Zotano (Tây Ban Nha, 2018) với cách tiếp cận có thể được điều chỉnh theo các cấp lãnh thổ khác nhau và phát hiện các mẫu trong một hệ thống phân cấp bao gồm tối đa năm thang đo dạng kim tự tháp: siêu vùng (1/1 000 000) → vùng (1/200 000) → tiểu vùng (1/100 000) → siêu địa phương (1/50 000)
→ cục bộ (1/ 5000) [19].
- H thng phõn loi ca Aslhan Tirnakỗi, Serkan Zer (Thổ Nhĩ Kỳ, 2018): sử dụng phương pháp đánh giá đặc tính cảnh quan lấy ví dụ quy mơ huyện ở Thổ Nhĩ Kỳ, xác định được 13 khu vực đặc tính cảnh quan và 854 loại đặc tính cảnh quan, mỗi khu vực đặc tính cảnh quan được xác định bằng các tên đặc biệt theo các đặc tính chi phối đặc trưng của chúng (núi, thung lũng, khu định cư, v.v.). Các đặc tính đặc trưng của 13 khu vực đặc tính cảnh quan được xác định bằng cách xem xét địa lý, tự nhiên và tài sản văn hóa của chúng [41].