Sự phân bậc trong lớp phủ phong hóa thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 93)

- Rét đậm, rét hại:

2.4.1. Sự phân bậc trong lớp phủ phong hóa thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra của Viện QH&TKNN, tổng hợp diện tích các loại đất từ bản đồ đất theo nguồn gốc phát sinh cho thấy, với địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, đất Lạng Sơn được chia thành 4 nhóm đất chính với 12 loại đất.

Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi với địa hình karst đặc trưng vì là một tỉnh miền núi phía Đơng Bắc. Đất Lạng Sơn có nguồn gốc phát sinh trên các nền đá mẹ gồm đá sa thạch, đá vôi, phiến thạch sét, cuội kết và dăm kết. Đất đồi núi hình thành do phong hóa đá mẹ tại chỗ, từ các loại đá khác nhau. Bên cạnh đó cịn có đất phù sa sơng suối, đất lúa nước vùng đồi núi (đất nhân tác). Đất có độ dốc <50 chiếm 14,25%, đất có độ dốc <5 - 80 chiếm 5,74%, đất có độ dốc <8 - 150 chiếm 6,77%, đất có độ dốc <15 - 250 chiếm 41,54%, đất có độ dốc >250 chiếm 31,70% diện tích tự nhiên [68,69,70].

a) Nhóm đất phù sa:

Nhóm đất phù sa có diện tích 11.802ha chiếm 1,42 % tổng diện tích tự nhiên, gồm 5 đơn vị đất:

- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua: 2922ha chiếm 0,35% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ven sông Kỳ Cùng thuộc các huyện Tràng Định, Cao Lộc, được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa mới hàng năm, tùy điều kiện địa hình và tốc độ dịng chảy lượng phù sa mới được bồi thêm dày hoặc mỏng, hình thái phẫu diện tầng mặt có màu nâu nhạt, các tầng dưới nâu thẫm, phân lớp khá rõ theo thành phần cơ giới.

- Đất phù sa được bồi chua: 3417ha chiếm 0,41% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình và một số huyện khác, hình thành do sự bồi đắp của sông Thương và sông Kỳ Cùng nhưng do ở bậc thềm cao hơn nên chỉ những năm nước lớn mới được bồi đắp. Do ở bậc thềm cao nên đất đã bị tác động của q trình rửa trơi khá mạnh làm cho đất bị chua, phẫu diện đã phân hoá khá rõ, đã xuất hiện tầng glây yếu hoặc có kết von sắt mangan non rải rác, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: 1567ha chiếm 0,19 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở huyện Tràng Định và một ít ở một số huyện khác, cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm nhưng do phân bố ở các địa hình cao, có chế độ nước khơng đều trong năm, mùa mưa cũng bị ngập nhưng mùa khơ đất bị thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, trong đất xảy ra 2 quá trình khử và q trình ơxy hóa tương ứng với 2 mùa, kết quả sự hoạt động của 2 quá trình này dẫn đến sự tích tụ sắt ở dạng hợp chất hóa trị cao có màu đỏ vàng trong phẫu diện, hình thành tầng loang lổ đỏ vàng, tầng đất mặt trong phẫu diện bị rửa trôi nên thành phần cơ giới thường nhẹ, đất chua, độ no bazơ thấp.

- Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng: 474ha chiếm 0,06 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Quyết Thắng huyện Hữu Lũng và một vài nơi khác, được hình thành do sự bồi tụ phù sa sơng nhưng do dịng sơng chảy qua sát các chân núi nên tầng trên là đất phù sa các tầng dưới vẫn là đất tại chỗ, thông thường lớp phủ phù sa dày khoảng 40 - 50cm, càng gần sát chân núi lớp phủ càng mỏng hơn.

- Đất phù sa ngịi suối: 3422ha chiếm 0,41 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện trong tỉnh, thường là các dải đất hẹp ven suối, hình thành do lắng đọng của phù sa suối, khác với đất phù sa sông, suối, thành phần cơ giới thơ, nhẹ lẫn nhiều khống vật bền vững như thạch anh, mica trắng... đơi khi có lẫn cả mảnh đá nhỏ.

b) Nhóm đất đỏ vàng:

Diện tích 723.502ha, 87,11% tổng diện tích tự nhiên, gồm 7 đơn vị đất: - Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: 12.882ha chiếm 1,55% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xung quanh Tp. Lạng Sơn và huyện Cao Lộc, được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá gabro và andezit, tầng đất dày độ dốc thường từ 3 - 15°.

- Đất đỏ nâu trên đá vơi: 15.295ha chiếm 1,84 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng và Hữu Lũng, được hình thành và phát triển trên sản phong hóa của đá vơi. Hình thái phẫu diện có màu nâu đỏ là chủ đạo, lớp đất mặt thường có màu nâu hoặc xám nâu, cấu trúc đất khá tốt thường là viên hạt hoặc cục nhỏ, đất tơi xốp, độ dày tầng đất mịn dàyhay mỏng phụ thuộc và địa hình, mức độ phong hóa của đá mẹ và thảm thực vật che phủ, đất thường có thành phần cơ giới nặng, thấm nước rất nhanh.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: 422.420ha chiếm 50,86% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hấu khắp các huyện trong tỉnh, hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá sét và đá biến chất. Đất thường có tầng dày, thành phần cơ giới nặng, kết cấu hạt, hình thái phẫu diện có màu đỏ vàng đặc trưng, trong phẫu diện có tầng tích sét với khả năng trao đổi cation dưới 24meq/100g sét và độ no bazơ dưới 50%.

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: 124.528ha chiếm 14,99% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng và một số huyện khác. Đơn vị đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit trên các đồi núi cao độ dốc tương đối lớn, lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng thứ sinh cây bụi hoặc rừng nghèo, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ (từ cát pha đến thịt nhẹ), tỷ lệ sét vật lý thấp, chứa nhiều khoáng vật bền vững như thạch anh.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: 121.403ha chiếm 14,62 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở huyện Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định, Hữu Lũng và một số huyện khác trong tỉnh, hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá cát kết phân bố ở vùng núi độ dốc lớn, độ dốc thường trên 25°.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: 6901ha chiếm 0,83 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở huyện Lộc Bình và một vài huyện khác của tỉnh ở các bậc thềm cao tiếp giáp với vùng đồng bằng phù sa mới ven sông Kỳ Cùng và sông Thương. Đây là sản phẩm lắng đọng của phù sa do biến động địa chất từ kỷ Đệ Tứ được nâng lên

thành dạng địa hình đồi lượn sóng, chịu tác động của q trình feralit hố, đất có màu nâu vàng là chủ đạo, ở một vài nơi phẫu diện đã xuất hiện kết von sắt.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: 20.073ha chiếm 2,42% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên các sườn thấp trong các thung lũng thuộc hầu hết các huyện thị trong tỉnh, được hình thành tại chỗ do sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ khác nhau nhưng được dân các địa phương cải tạo thành những chân ruộng bậc thang để cấy lúa nước…

c) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:

Diện tích 3523ha chiếm 0,42% tổng diện tích tự nhiên được hình thành trên sản phẩm phong hóa của 3 nhóm đá macma, đá biến chất và đá trầm tích, phân bố ở độ cao từ 900m trở lên. Trong tồn tỉnh có 3 đơn vị dưới nhóm dựa vào nguồn gốc đá mẹ:

- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: diện tích 383ha, phân bố ở các huyện Lộc Bình, Cao Lộc.

- Đất mùn vàng đỏ trên macma axit: diện tích 127ha, phân bố chủ yếu ở huyện Bắc Sơn.

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát kết: diện tích 2495ha, phân bố ở các huyện Tràng Định, Đình Lập. Do phân bố ở địa hình dốc đi lại khó khăn nên phần lớn cịn rừng, với đất này cần đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng, bên cạnh đó cũng cần lựa chọn một số diện tích có độ dốc <15°, tầng dày để phát triển một số loại rau hoặc rau giống, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.

d) Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ:

Diện tích 16.854ha chiếm 2,03 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Tràng Định, Bắc Sơn, Lộc Bình, Hữu Lũng và các huyện khác. Do hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc thung lũng kín khó thốt nước, là nơi hứng và tích đọng các sản phẩm được nước mưa cuốn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh xuống nên tính chất lý hóa học của đất phụ thuộc vào tính chất đá mẹ, mẫu chất tạo ra đất. Do ẩm ướt hoặc ngập nước thường xuyên nên quá trình glây diễn ra mạnh ở tầng đất 0 - 50 cm hoặc trên toàn phẫu diện.

e) Núi đá:

Chủ yếu là đá vơi có tuổi C-P, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Bình Gia. Trên sản phẩm bồi tụ cacbonat của núi đá thường có đất đen, hình thành dưới các chân dãy núi đá vơi với địa hình thung lũng hẹp. Các sản

phẩm phong hố của đá vơi do tác động của nước được bồi tụ thành những dải đất trong thung lũng khá bằng phẳng.

Bảng 2.4. Diện tích hiện trạng, cơ cấu sử dụng các loại đất cuối kỳ tỉnh Lạng Sơn năm 2020 TT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng SD đất (tính đến 31/12/2020) KHSD đất (NQ 42-CP) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) I Tổng diện tích tự nhiên 831.009 100,00 1 Đất nông nghiệp 687.152 82,69 725.704

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 110.850 13,34 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 83.838 10,09

Đất trồng lúa 43.895 5,28 40.680

Đất trồng cây hàng năm khác 39.943 4,81 36.758

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 27.012 50.522

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 574.229 69,10 595.909 Rừng sản xuất 448.259 53,94 452.861 Rừng phòng hộ 117.671 14,16 122.661 Rừng đặc dụng 8.299 1,00 20.387 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.853 0,22 1.500 1.4 Đất nông nghiệp khác 220 0,03

2 Đất phi nông nghiệp 49.419 5,95 59.437

2.1 Đất ở 8.225 0,99 8.958

2.1.1 Đất ở đô thị 1.012 0,12 1.374

2.1.2 Đất ở nông thôn 7.213 0,87 7.584

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp

1.056 0,13 182

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 11.076 1,33 13.762

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 999 0,12 748

2.2.4 Đất có mục đích cơng cộng 16.372 1,97 20.425

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 101 0,01 8

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 562 0,07 926

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

10.991 1,32

2.6 Đất phi NN khác 37 0,004

3 Đất chưa sử dụng 94.438 11,36 45.868

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.860 0,22

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 24.441 2,94 3.3 Núi đá khơng có rừng cây 68.137 8,20

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Tích hợp giữa hiện trạng, kế hoạch sử dụng đất với tài ngun địa hình thấy: Diện tích cây hàng năm: 83.838 ha (theo thực trạng sử dụng năm 2019 và 77.438 ha (theo NQ42-CP) vượt xa diện tích đất bằng dưới 100m: 46.284 ha hay đất thấp có độ dốc phù hợp với canh tác nơng nghiệp (0 - 9,20) là 124.248 ha hay có độ phân cắt sâu thích hợp với nền sản xuất hiện đại có máy móc và công nghệ nông nghiệp cao (0 - 89m/km2) là 45.943 ha. Điều này chứng minh cho nhận định nền sản xuất nông nghiệp của Lạng Sơn đã phải sử dụng thêm vào quỹ đất đồi có độ cao từ 100 - 250m, cùng với một phần quỹ đất có độ dốc cao hơn, đến khoảng 200; đặc biệt là sử dụng vào diện tích đất có độ phân cắt sâu từ 89 - 181m/km2 cần thiết phải bổ sung các biện pháp canh tác hợp lý và bảo vệ đất dốc chống xói mịn, rửa trơi.

Do đó, cần có sự bố trí hợp lý quỹ đất sản xuất tương ứng với các điều kiện phù hợp của tài nguyên địa hình. Tiếp theo, nếu phát triển các hướng sản xuất nơng nghiệp và bố trí quỹ đất phát triển kinh tế, xã hội cần ưu tiên sử dụng các loại quỹ đất bằng chưa sử dụng và quỹ đất đồi có độ dốc thấp, độ chia cắt vừa phải trên địa hình có độ cao >250m; độ dốc từ 20-250 và độ chia cắt sâu vừa phải <181m/km2.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)