Can thiệp tạm thời trước phẫu thuật sửa chữa toàn bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 107 - 108)

- Thở máy trước mổ

Có 8 trường hợp (11,8%) cần thở máy trước phẫu thuật sửa toàn bộ, nguyên nhân chủ yếu do viêm phổi và suy tim sung huyết do máu lên phổi nhiều.

- Phẫu thuật tạm thời trước mổ

Có 3 bệnh nhân TPHĐR có thương tổn hẹp eo ĐMC được chúng tôi tiến hành phẫu thuật sửa eo ĐMC trước khi tiến hành phẫu thuật sửa chữa toàn bộ, chiếm tỷ lệ 4,4%.

Một số nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tiến hành phẫu thuật tạm thời trước khi tiến hành sửa chữa toàn bộ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Các nghiên cứu của Kleinert và cộng sự, nghiên cứu của Aoki và cộng sự, nghiên cứu của Serraf và cộng sự cho thấy tỷ lệ phẫu thuật tạm thời trước mổ lần lượt là 52%, 45,2% và 22,3% [20],[98]. Nguyên nhân chính của sự khác biệt này là do đối tượng bệnh nhân nghiên cứu khác

nhau. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ lựa chọn các bệnh nhân TPHĐR được xác định có khả năng sửa chữa toàn bộ, còn các nghiên cứu khác thì toàn bộ các bệnh nhân TPHĐR bao gồm cả những bệnh nhân có sinh lý một thất cũng nằm trong nghiên cứu.

4.1.5. Chẩn đoán xác định

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ các nhóm bệnh nhân TPHĐR theo thể bệnh lần lượt là 29,4% thể Fallot, 35,3% thể chuyển gốc, 33,8% thể TLT và 1,5% thể TLT biệt lập. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân TPHĐR thể TLT biệt lập có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể được giải thích là do thể bệnh này có thương tổn rất phức tạp với nguy cơ tử vong cao khi tiến hành phẫu thuật sửa chữa hai thất, do vậy phần lớn các nghiên cứu trên thế giới áp dụng phẫu thuật sửa chữa 1 thất (phẫu thuật Fontan) cho các bệnh nhân dạng bệnh này [2],[72],[136]. Thời gian gẩn đây có một vài tác giả áp dụng phẫu thuật sửa chữa hai thất cho các bệnh nhân TPHĐR thể TLT biệt lâp với kết quả ban đầu khá khả quan [34],[88]. Tuy vậy kết quả của các nghiên cứu này vẫn gây nhiều tranh cãi, chưa đủ sức thuyết phục cả về hình thái giải phẫu của các bệnh nhân trong nghiên cứu cũng như kết quả lâu dài sau phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 107 - 108)