Phẫu thuật điều trị TPHĐR thể TLT biệt lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 49 - 50)

Phẫu thuật sửa chữa TPHĐR thể TLT biệt lập có thể được chia thành 2 loại phẫu thuật sửa 1 tâm thất hoặc sửa 2 tâm thất.

Phẫu thuật sửa chữa 2 tâm thất đối với những bệnh nhân này rất khó khăn, vì cấu trúc trong tim biến đổi rất bất thường không theo quy luật. Các bệnh nhân thường có lỗ TLT phần buồng nhận, có thể kèm theo hoặc không kèm theo hẹp ĐRTP. Khi tiến hành làm đường hầm trong tâm thất, do khoảng cách từ lỗ TLT lên tới van ĐMC quá xa nên thường phải tiến hành mở rộng lỗ TLT [35],[36],[93]. Nếu đường hầm trong tâm thất gây hẹp thứ phát ĐRTP, trong những trường hợp cần thiết phải tái tạo lại ĐRTP bằng miếng vá mở rộng qua vòng van ĐMP hoặc sử dụng ống van nhân tạo hoặc kỹ thuật chuyển vị ĐMP (REV) của Lecompte. Barbero Marcial và cộng sự sử dụng kỹ thuật 2

miếng vá tạo đường hầm trong thất nhằm tránh nguy cơ hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật [36]. Lacourt-Gayet và cộng sự sử dụng kỹ thuật tạo đường hầm trong thất từ lỗ TLT lên van ĐMP phối hợp với phẫu thuật chuyển gốc động mạch trong những trường hợp khoảng cách từ lỗ thông tới ĐMP gần hơn ĐMC và ít có các dây chằng của van ba lá làm ảnh hưởng tới đường hầm trong thất [33],[34]. Một nhóm tác giả Trung Quốc sử dụng kỹ thuật Nikaidoh cho những trường hợp TPHĐR thể TLT biệt lập với kết quả ban đầu khả quan, tuy nhiên vấn đề chẩn đoán và chỉ định phải dựa trên từng trường hợp cụ thể, đồng thời tiên lượng lâu dài vẫn còn chưa rõ ràng [88],[89].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)