Siêu âm tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 34 - 38)

Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán có thể thu được phần lớn những thông tin chi tiết về hình thái học cơ bản, các phân nhóm tổn thương và các

bất thường tim mạch khác phối hợp với bệnh lý TPHĐR, đồng thời vô cùng quan trọng trong việc trợ giúp phẫu thuật viên lên kế hoạch mổ sửa chữa một cách chi tiết. Một kết quả siêu âm tim hoàn chỉnh cho bệnh lý TPHĐR cần phải bao gồm các đánh giá chính xác về kích thước cũng như chức năng của hai tâm thất, vị trí và kích thước của lỗ TLT, mối liên quan giữa vị trí lỗ TLT với các van nhĩ thất và các van đại động mạch. Ngoài ra tất cả các thương tổn gây tắc nghẽn đường ra của hai thất, các thương tổn tắc nghẽn trên van ĐMC và vanĐMP, mức độ mất liên tục giữa van ĐMC và van hai lá, tương quan và vị trí của van ĐMC và van ĐMP, khoảng cách giữa van ba lá và van ĐMP, hình thái của ĐMV, giải phẫu và chức năng của các van nhĩ thất, có hay không thương tổn cưỡi ngựa lên vách lên thất của các van nhĩ thất hoặc sự bất thường về vị trí bám của dây chằng van ba lá trên đường ra thất trái đều cần được đánh giá [2],[4]. Sự có mặt của các bất thường tim mạch khác như hẹp eo ĐMC, TLT phần cơ, thiểu sản thất trái hoặc thiểu sản thất phải, thông sàn nhĩ thất toàn phần, bất thường trở về của tĩnh mạch hệ thống ... cũng cần được phát hiện và mô tả đầy đủ trong biên bản siêu âm [10],[59],[82].

Siêu âm tim thường được bắt đầu với mặt cắt dưới ức giúp đánh giá vị trí và tương quan tạng - nhĩ, kèm theo đó là tình trạng kết nối của hệ thống tĩnh mạch trở về tim và hệ thống tĩnh mạch phổi với mặt cắt dưới sườn (Hình 1.12). Mặt cắt này còn thường được dùng để xác định vị trí và kích thước của vách phễu, độ dày của nếp gấp thất-phễu hai bên. Tiếp đó với mặt cắt bốn buồng dưới sườn cho phép đánh giá mặt sau của vách liên thất và các van nhĩ thất. Khi dịch chuyển đầu dò siêu âm chếch theo chiều kim đồng hồ, đường ra của thất trái và mối liên quan giữa các đại động mạch sẽ được đánh giá, đặc biệt là khoảng cách từ bờ dưới của lỗ TLT tới van ĐMC nhằm xác định chiều dài của đường hầm trong tâm thất cần tái tạo [11],[59].

Hình 1.12: Mặt cắt dưới sườn trục dọc trong chẩn đoán TPHĐR. (A) Hình ảnh của TPHĐR thể Fallot. (B) Hình ảnh siêu âm cho thấy TPHĐR thể TLT

kèm theo thương tổn thất phải hai buồng [53]

Tiếp theo đó, mặt cắt cạnh ức cao trên trục ngắn cho phép đánh giá tương quan giữa hai đại động mạch và mối liên quan của chúng với lỗ TLT, đánh giá tình trạng của đường ra của các tâm thất (Hình 1.13). Mặt cắt này còn giúp đánh giá xuất phát và đường đi của hai ĐMV. Mặt cắt cạnh ức thấp trên trục ngắn cho phép khảo sát tình trạng của thân và hai nhánh của ĐMP [59],[83].

Hình 1.13: Mặt cắt cạnh ức trong chẩn đoán TPHĐR. (A) Hình ảnh TPHĐR thể chuyển gốc qua mặt cắt cạnh ức trục dài. (B) Mặt cắt cạnh ức trục ngắn cho hình ảnh TPHĐR thể chuyển gốc với ĐMP cưỡi ngựa lên VLT 50% [53]

Mặt cắt cạnh ức trục dài cho phép đánh giá tình trạng liên tục giữa van hai lá - van ĐMC, tương quan và vị trí của hai đại động mạch (Hình 1.14) [84].

Hình 1.14: Hình ảnh TPHĐR thể TLT sử dụng mặt cắt cạnh ức trục dài [34]

Mặt cắt 4 buồng ở mỏm giúp đánh giá kích thước hai thất, sự cân bằng của hai thất, hai van nhĩ thất. Mặt cắt 5 buồng ở mỏm giúp đánh giá đường ra thất, vị trí lỗ TLT [59],[83],[84].

Mặt cắt trên ức giúp đánh giá tình trạng của quai ĐMC, xác định các thương tổn của quai và eo ĐMC, hướng của quai ĐMC và thương tổn ống động mạch kèm theo nếu có (Hình 1.15).Siêu âm tim với Doppler màu cho phép xác định các thương tổn phối hợp như TLT phần cơ, hẹp eo ĐMC, mức độ thương tổn của van nhĩ thất khi phối hợp với bệnh lý thông sàn nhĩ thất toàn phần [2],[4],[80].

Hình 1.15: Mặt cắt trên ức trong chẩn đoán TPHĐR. (A) Hình ảnh hẹp eo ĐMC sử dụng mặt cắt trên ức đối với bệnh nhân TPHĐR thể chuyển gốc. (B) Mặt cắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải hai đường ra (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)