Thảo luận kết quả nghiên cứu về tác động truyền dẫn CSTT khi có ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.5. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu

4.5.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu về tác động truyền dẫn CSTT khi có ảnh

hưởng từ các yếu tố bên ngoài với các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu về truyền dẫn CSTT ở Việt Nam với tác động của các yếu tố bên ngồi đã được một số ít tác giả CSTT thực hiện thơng qua các mơ hình VAR, SVAR khơng đổi theo thời gian. Tuy nhiên, so với mơ hình TVP VAR thì các mơ hình này chưa phản ánh rõ xu hướng tác động của CSTT đến sản lượng vì các hệ số của VAR, SVAR là bất biến trong cả giai đoạn nghiên cứu, trong khi hệ số của TVP VAR phản ánh sự thay đổi trong từng thời điểm xem xét. Ngược lại, các kết quả từ mơ hình VAR, SVAR sẽ phản ánh tốt hơn các xu hướng tác động của trong cả giai đoạn nghiên cứu. Do đó, tác giả sẽ thảo luận về các kết quả của mơ hình SVAR với xu hướng trong cả giai đoạn nghiên cứu và kết quả TVP VAR khi xem xét tác động trong từng thời điểm.

- Đầu tiên, về kết quả mơ hình SVAR trong việc phản ánh xu hướng biến động của

cả giai đoạn nghiên cứu: Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy sản lượng chủ yếu bị tác

động bởi chính nó; đồng thời kênh tín dụng, kênh lãi suất, tăng trưởng nước ngồi, giá dầu thế giới có tác động khá lớn đến sản lượng so với các biến số khác. Xu hướng biến động này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) khi các tác giả thấy rằng trước và trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng chịu tác động rất lớn từ chính nó; đồng thời khi Việt Nam gia nhập WTO, các cú sốc về giá dầu có vai trị rất lớn đến biến động sản lượng. Ngoài ra, nghiên cứu của Le & Pfau (2009) cũng cho thấy kênh tín dụng có xu hướng tác động khá lớn trong truyền dẫn ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả về xu hướng tác động chính từ mơ hình SVAR của tác giả cũng có một số khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. Trong đó, tác giả nhận thấy kênh tỷ giá khơng có nhiều tác động đến sản lượng. Khác với nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Le & Pfau (2009) khi các tác giả này thấy rằng kênh tỷ giá có tác động khá lớn đến sản lượng trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự khác biệt này có thể đến được giải thích theo 2 nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất, các tác giả Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn thấy rằng kênh tỷ giá có tác động lớn trong truyền dẫn CSTT do đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều dịng vốn từ nước ngồi đổ vào nên các CSTT trong giai đoạn được thực hiện nhằm hấp thụ lượng vốn ngoại tệ này cũng như đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao ở trong nước. Trong khi đó, mẫu dữ liệu nghiên cứu trong luận văn này là giai đoạn 2000 – 2015, khoảng thời gian hầu như Việt Nam theo chế độ tỷ giá neo cố định (chủ yếu theo đồng USD) nên trong xu hướng chung, kênh tỷ giá ít có tác động đến sản lượng trong nước.

+ Thứ hai, nghiên cứu của các tác giả Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn, Le

& Pfau đều chưa đề cập tới sự xuất hiện của chỉ số thị trường chứng khoán (kênh giá cả tài sản) và tổng cung tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (một công cụ trong CSTT). Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động kể từ khi khởi đầu, nhất là trong giai đoạn 2007 – 2010. Mặt khác, tổng cung tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước là một công cụ được sử dụng khá nhiều của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong

việc truyền dẫn của CSTT. Điều này phần nào lý giải được sự khác biệt về xu hướng tác động chung trong nghiên cứu này của tác giả với các nghiên cứu trước đây.

- Thứ hai, về kết quả mơ hình TVP VAR trong việc phản ánh những biến động ở từng thời điểm: Nhìn chung, trong dự báo những biến động ở từng thời điểm, sản lượng

sẽ phản ứng âm với tất cả các cú sốc cung tiền, lãi suất, tổng cung tín dụng, tỷ giá và chỉ số thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy, khi xảy ra các cú sốc từ các kênh truyền dẫn CSTT, qua từng thời điểm trong ngắn hạn, sản lượng sẽ phản ứng ngược chiều với các cú sốc này. Các phản ứng này có điểm giống và cũng có điểm khác với các xu hướng chung (từ kết quả SVAR) cho thấy một số tác động sẽ xảy ra với một độ trễ nhất định, một vài tác động xảy ra ngay tức thì.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)