Cây hương thảo

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn BAO bì THỰC PHẨM đề tài vật LIỆU BAO gói có bổ SUNG các THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG ( KHÁNG KHUẨN, KHÁNG nấm, KHÁNG OXY hóa,… ) (Trang 64 - 65)

Cây hương thảo có tên tiếng anh là rosemary và tên khoa học là Rosmarinus officinalis. Cây hương thảo cịn có tên gọi khác là cây dạ hương thảo hay cỏ hương thảo. Hương thảo có nguồn gốc và được tìm thấy đầu tiên ở Địa Trung Hải. Cây hương thảo thân nhỏ, thường mọc thành bụi, lá màu xanh sẫm, hình dải, dẹp và có mép gập xuống. Phía trên mặt lá nhẵn, phía dưới có lơng trắng. Hoa hương thảo có màu xanh lam. Điểm đặc trưng của hương thảo chính là mùi thơm nồng, đem lại cảm giác dễ chịu và thư thái.

Trong hương thảo có chứa nhiều phytochemical, đây là hoạt chất quan trọng giúp chúng ta chống lại bệnh tật và duy trì sức khỏe tồn cơ thể. Ngồi ra, phytochemical trong hương thảo có thể giúp cải thiện sức khỏe của mắt, điều chỉnh chức năng gan và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, cây hương thảo cịn là nguồn thực phẩm chứa các dưỡng chất tuyệt vời như axít pantothenic, niacin, thiamin, folate, riboflavin…Về thành phần dinh dưỡng, trong mỗi nhánh hương thảo chứa:  Chất đạm: 0,1g  Chất béo: 0,2g  Chất xơ: 0,4g  Carbohydrate: 0,6g  Calorie: 3,9

Theo nghiên cứu, cây hương thảo có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm nhờ vào hai hợp chất axit rosmarinic và axit carnosic có trong loại cây này. Vì có khả năng chống oxy hóa nên axít rosmarinic thường được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên để tăng thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm dễ hư hỏng, đặc biệt sử dụng chất này trong sản xuất màng bao chống oxy hóa. Ngồi ra, hai hợp chất axit rosmarinic và axit carnosic cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nên trong y học cổ truyền hương thảo thường được dùng để kháng viêm và chữa lành vết thương. Hương thảo bao gồm flavon (apigenin, genkwanin, hesperetin và cirsimaritin), phenolic diterpenes (axit carnosic, carnosol, rosmadial, epirrosmanol, rosmanol, axit carnosic o-quinone) và axit phenolic (axit caffeic và axit rosmarinic). Axit cacnosic là một trong những hợp chất quan trọng nhất về khả năng chứa hợp chất chống oxy hóa. Hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của hương thảo phần lớn là do các hợp chất polyphenol của nó như axit rosmarinic và axit carnosic. Do khả năng chống oxy hóa của nó, axit rosmarinic thường được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên để tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm dễ hỏng. Các hợp chất trong trà hương thảo cũng có thể có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng. Lá hương thảo được sử dụng trong y học cổ truyền vì tác dụng kháng khuẩn và chữa lành vết thương [63].

 Trà xanh

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn BAO bì THỰC PHẨM đề tài vật LIỆU BAO gói có bổ SUNG các THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG ( KHÁNG KHUẨN, KHÁNG nấm, KHÁNG OXY hóa,… ) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)