Về phía nhà trường

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng giáo trình chính thống của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 46)

Ưu điểm: nhà trường đã có những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ giá cho sinh viên đặc biệt là sinh viên chính quy.Chiến dịch quảng bá giáo trình của nhà trường đã bước đầu đem lại hiệu quả.Nhiều sinh viên đã chuyển sang sử dụng sách giáo trình chính thống thay vì dùng sách giáo trình photo như trước đây.Phương thức phát hành sách qua nhiều kênh của nhà trường đã đa dạng hóa được kênh phân phối, giảm tải vào kênh bán hàng truyền thống trước đây và tiện lợi cho sinh viên đặc biệt là kênh bán hàng qua mạng.

Chất lượng bộ giáo trình trọng điểm mới là công sức lao động của nhiều thầy cô trong trường thể hiện sự nỗ lực trong việc đổi mới phương thức giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.Được biết, nguồn tài liệu thầy cô tham khảo và viết giáo trình cũng là giáo trình chính thống có bản quyền của nước ngoài nên hoàn toàn đảm bảo về sở hữu trí tuệ.Tuy nhuận bút còn khiêm tốn nhưng với ý thức trách nhiệm cao và tâm huyết của những nhà khoa học đầu ngành các thầy cô đã vượt qua khó khăn, đầu tư nhiều công sức để cho ra đời những bộ sách giáo trình có chất lượng tốt nhất phục vụ đắc lực cho nhu cầu học tập của sinh viên và chương trình học đổi mới của nhà trường.

Nhà xuất bản của trường đã phối hợp với nhà sách điện tử alezaa để phát hành bộ giáo trình điện tử với số lượng sách ban đầu năm 2011 là 55 đầu sách, tới đầu năm 2013 là 83 đầu sách với nhiều đầu sách được tái bản với thông tin được cập nhật liên tục, giá cả rẻ chỉ bằng 1/3 so với giá sách giấy.

Quy trình mua sách alezaa rất đơn giản, file giáo trình có thể đọc được trên nhiều thiết bị như PC, điện thoại iphone, ipad, Samsung…

Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm trên thì nhà trường còn chưa ngăn chặn được tận gốc tình trạng sử dụng giáo trình photo.Đa số thầy cô chỉ yêu cầu sinh viên có sách, tài liệu học tập còn không quan tâm là sách lậu hay sách thật.Vào kỳ thi, nếu không có chỉ thị của nhà trường thì cũng không ai nhắc nhở sinh viên phải mang giáo trình thật vào phòng thi.Tình trạng bán sách lậu diễn ra tràn lan ở vỉa hè gần giảng đường Phương Nam và trong từng lớp học.Từ đó, sinh viên sinh ra tâm lý mua sách vừa rẻ vừa tiện lợi mà vẫn mang được vào phòng thi hơn là phải mất thời gian đăng kí qua mạng rồi xếp hàng dài chờ mua sách với giá cao hơn.Mặt khác, hầu như chưa có chế tài đủ mạnh để xử phạt đối với các đối tượng trà trộn vào trong giảng đường bán sách photo.Nếu bảo vệ nhà trường bắt quả tang thì cũng chỉ thu giữ tang vật và hoàn toàn có thể xin lại được sau khi hết giờ học.Các cửa hàng photo vẫn ăn nên làm ra khi không có ai xử phạt, sinh viên có nhu cầu và luôn có các đối tượng bán sách sẵn sàng tiêu thụ một lượng hàng đáng kể.Về phía nhà trường, đội ngũ thực thi luật sử hữu trí tuệ còn làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, làm cho có hình thức.Thử hỏi một giảng viên coi thi có thể cấm hàng chục sinh viên sử dụng giáo trình lậu trong phòng thi ? Giảng viên có thời gian rảnh để thuyết phục sinh viên mua giáo trình chính thống trong khi áp lực đè lên họ phải truyền đạt kiến thức để kịp chương trình học và vô vàn công việc khác.Chúng tôi cho rằng kết quả gần như là không có nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của tất cả.Trong đó giáo dục tuyên truyền cho sinh viên hiểu được quyền lợi khi mua sách giáo trình chính thống là quan trọng nhất thông qua các chiến dịch tuyên truyền mua sách và hướng dẫn sinh viên các phân biệt sách giả sách thật.

Khi sinh viên đã ưa chuộng rồi thì có thể mua được sách giáo trình chính thống ở đâu? Địa điểm lựa chọn số một là nhà sách Kinh tế Quốc dân.Tuy vậy, sinh viên chỉ được mua vào các buổi sáng từ thứ hai tới thứ sáu trong khoảng thời gian 7h30-11h30 từ thứ 2 tới thứ 6, chiều từ 13h30-17h00

tức là trong 7,5 giờ.Nếu tính trung bình 1 phút nhà sách bán được một cuốn sách thì trong một tuần nhà sách bán được : 5 ngày*7.5 giờ*60 phút= cuốn.Trong khi đó tổng số sách tiềm năng sinh viên chính quy tiêu thụ nếu tính một sinh viên sử dụng trung bình 5 môn hoc kỳ đó là: 5000*5=25 000 cuốn.Như vậy tính trung bình nhà sách phải mất : 25000/900=11,11 tuần để đáp ứng hết tổng nhu cầu của sinh viên.Đợt mua sách của sinh viên chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 tuần do đó hiệu sách chỉ đáp ứng gần 40% nhu cầu trên lý thuyết của sinh viên.Quả thực là một con số đáng để chúng ta suy nghĩ.

Chế độ đãi ngộ cho giáo viên viết sách còn nhiều điểm bất cập, chưa tương xứng với công sức mà các tác giả bỏ ra.Được biết ở một số trường đại học tư thục như Kinh doanh và Công nghệ, Phương Đông, Thăng Long, đại học FPT…giảng viên được trả thù lao viết sách cao hơn so với giảng viên ở trường công lập trong khi lượng chất xám bỏ ra là đều như nhau.Như vậy bản thân giảng viên khi viết sách cho các trường tư thục và công lập ít nhiều sẽ có sự so sánh và đánh giá.Một số giảng viên cho biết họ có xu hướng viết sách giáo trình cho các trường tư thục “dày” hơn so với sách công lập vì được trả tiền cao hơn.

Khi giảng viên không mặn mà với việc đổi mới giáo trình thì giáo trình có nguy cơ tụt hậu so với kiến thức thực tế bên ngoài và với chính kiến thức truyền đạt của giáo viên.Từ đó dẫn tới cách ra bài tập, đề thi gắn với nội dung giáo trình cũng sẽ dần mất đi mà thay vào đó là những kiến thức mới chưa có trong giáo trình, khiến sinh viên hoang mang và “phao thi” tài liệu photo là lựa chọn để bù đắp lại phần nào sự hoang mang này.Cuối cùng, nguy cơ sinh viên sẽ dần mất lòng tin vào giáo trình chính thống mà không mua và sử dụng nó nữa. Như một vòng tròn tuần hoàn lặp đi lặp lại, thị trường sách sẽ vẫn trở nên ảm đạm và thiếu sức sống, cản trở không nhỏ tới sự phát triển của nhà trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng giáo trình chính thống của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 46)