Trình bày kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng giáo trình chính thống của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 25)

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra và thu được kết quả về thực trạng sử dụng giáo trình chính thống của sinh viên như sau:

Thứ nhất, nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy rằng sinh viên của chúng ta chủ yếu sử dụng giáo trình chính thống hoặc giáo trình photo là tài liệu chủ yếu cho nghiên cứu học tập.Tỷ lệ này đối với giáo trình chính thống là 43% (172/400 đáp án chọn) và đối với giáo trình photo là 46% (chiếm 184/400 đáp án chọn, còn lại giáo trình tham khảo và sách điện tử lần lượt là 6% và 5%.Nếu như 1 giáo trình bình thường sinh viên cần khoảng 1-2 đầu sách tham khảo thì tỷ lệ ở đây chỉ là :6% / 43% = 0.14. Điều này chứng tỏ sinh viên chưa chủ động đọc sách tham khảo và các tài liệu liên quan

Biểu đồ 2.1: Các loại giáo trình mà sinh viên sử dụng

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1: Giáo trình chính thống 2: Giáo trình photo

3: Giáo trình tham khảo 4: Giáo trình điện tử

Thực tế cho thấy gần hai năm sau kể từ khi nhà trường phát hành bộ giáo trình điện tử với số lượng sách đồ sộ thì tỷ lệ sinh viên sử dụng vần là rất ít. Điều này cho thấy sách giáo trình điện tử vẫn chưa được sinh viên chấp nhận và tìm đọc mặc dù giá rẻ hơn sách giáo trình bằng giấy.Đó là còn chưa kể trong số 5% sinh viên sử dụng giáo trình điện tử thì có bao nhiêu phần trăm sinh viên sử dụng giáo trình điện tử của trường Kinh Tế Quốc Dân .Chắc

chắn con số này còn ít hơn nữa.

Thứ hai là trong số 46% số sinh viên sử dụng giáo trình photo thì lý do nào khiến họ không sử dụng giáo trình chính thống hoặc sử dụng kết hợp với giáo trình chính thống? Kết quả điều tra cho ra 2 xu hướng chính đó là mua sách photo tiện lợi hơn và rẻ hơn so với khả năng mua của sinh viên.

Biểu đồ 2.2: Các lý do khiến sinh viên không sử dụng GTCT

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1.vì không cần thiết, nghe giảng trên lớp hoặc tra cứu thông tin trên mạng là đủ 2.vì mua sách photo tiện lợi hơn

3.chất lượng của giáo trình chưa tốt so với các giáo trình cùng loại khác 4.vì giá cả khá cao

5.vì lý do khác

Nhìn vào biểu đồ 2.2 cho chúng ta thấy rõ điều này.Trong số 184 người sử dụng giáo trình photo hoặc sử dụng cả giáo trình photo và giáo trình chính thống thì có 9/184 phiếu chọn là không cần thiết vì tìm kiếm thông tin liên quan bằng phương tiện khác là đủ(chiếm 5%), 90/184 người (chiếm 49.%) cho rằng mua sách photo tiện hơn, 1/184 đáp án trả lời (chiếm xấp xỉ 1%) cho

rằng chất lượng giáo trình chưa tốt so với các giáo trình cùng loại khác81/184 đáp án trả lời (chiếm 44%) cho rằng vì giá cả giáo trình chính thống cao , 1/144 đáp án trả lời (chiếm 1%) vì lý do khác là sử dụng giáo trình cũ.

Khi được hỏi về thói quen mua giáo trình một số sinh viên trả lời rằng những người bán sách photo đến tận lớp để chào hàng với giá cả hết sức phải chăng.Chẳng hạn như một cuốn kinh tế vĩ mô bán với giá giáo trình chính thống là 25.000đ thì sách photo chỉ có 15.000đ, sách nguyên lý của chủ nghĩa mác lê nin là 20.000đ so với giá 50.000đ sách giáo trình chính thống, sách pháp luật đại cương chỉ có 18.000đ so với giá 45.000đ sách giáo trình chính thống.Vì vậy, những sinh viên hiện đã quen với sách giá rẻ lại không hay tìm đọc sách thì dễ dàng rút hầu bao và chi trả cho những cuốn sách photo.Mặt khác, những người bán sách photo thì chỉ cần một vài chiếc ba lô đựng sách, một mối hàng tin cậy và một ít vốn là có thể kinh doanh kiếm lời. Họ thường vận chuyển sách photo bằng xe máy và vào giảng đường như những sinh viên bình thường khác, nên rất khó để xử lý vi phạm cũng như xử phạt.Như một lẽ tất yếu, có cung ắt có cầu.Và một khi sinh viên còn sử dụng giáo trình photo thì vẫn còn đó tình trạng buôn bán và phân phối sách photo.Do đó gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách nhà trường dành cho xuất bản giáo trình mỗi năm.

Biểu đồ 2.3: Tần suất đọc GTCT của sinh viên

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1: đọc thường xuyên, đều đặn

2: đọc khi cần tra cứu thông tin và đối chiếu thông tin thầy cô giảng trên lớp 3: đọc khi gần tới kỳ thi 4: không hay đọc.

Thứ ba, ở biểu đồ 2.3, với câu hỏi tần suất bạn sử dụng giáo trình chính thống? nhóm nhận được 16/400 đáp án trả lời (chiếm 4%) mua thường xuyên, 208/400 đáp án trả lời (chiếm 52%) đọc khi cần tra cứu thông tin và đối chiếu với thông tin thầy cô giảng trên lớp.140/400 đáp án trả lời (chiếm 35%) đọc khi gần tới kỳ thi và 36/400 đáp án trả lời (chiếm 9%) không hay đọc giáo trình. Điều này cho thấy đa số sinh viên coi giáo trình chính thống dùng để tra cứu thông tin và phục vụ tra cứu khi thi cử.

Thứ tư, ở biểu đồ 2.4 với câu hỏi thời gian cho mỗi lần đọc giáo trình của bạn là bao nhiêu nhóm nhận được 20/400 (chiếm 5%) đáp án trả lời lớn hơn 2 giờ, 144/400 đáp án trả lời (chiếm 36%) là từ 1-2 giờ, 156/400 đáp án trả lời (chiếm 39%) từ 0.5-1 giờ, và 80/400 đáp án trả lời (chiếm 20%) là nhỏ hơn 0.5 giờ.Điều này cho thấy sinh viên dành khá nhiều thời gian cho đọc sách tuy nhiên thời gian nhiều chưa hẳn đã tốt nếu không có phương pháp học và kế hoạch cụ thể khi đọc giáo trình.Thực tế cho thấy nhiều sinh viên đọc sách khá nhiều nhưng không hiệu quả.

Biểu đồ 2.4: Thời gian mỗi lần đọc giáo trình của sinh viên

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1: >2 giờ 3: 0.5-1 giờ

2: 1-2 giờ 4: <0.5 giờ

Thứ năm, ở biểu đồ 2.5, với câu hỏi bạn có hay ghi chép bài khi ở trên giảng đường không thì câu trả lời nhận được là 124/400 đáp án (chiếm 31%) ghi chép đầy đủ lời giảng của thầy cô giáo, 176/400 đáp án (chiếm 44%) ghi chép theo ý hiểu của mình, 80/400 đáp án (chiếm 20%) thường dùng slide bài giảng của cô , ít khi ghi chép và 20/400 đáp án (chiếm 5%) thường mượn của bạn để ghi chép bài.Tuy nhiên mức độ ghi chép tới đâu, hiệu quả đạt được ra sao thì do điều kiện hạn chế nên nhóm chưa nghiên cứu sâu được nhưng cho thấy rằng sinh viên đã có chuyển biến tích cực trong ghi chép, biết chắt lọc kiến thức của thầy cô để biến thành kiến thức cho riêng mình.Dưới đây là biểu đồ với số liệu đã làm tròn.

Biểu đồ 2.5: Thói quen ghi chép của sinh viên

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1: ghi chép đầy đủ lời giảng của thầy cô giáo

2: ghi chép những ý chính theo cách hiểu của mình

3: thường sử dụng slide bài giảng của thầy cô, ít ghi chép 4: mượn của bạn bè để ghi chép

nào? Nhóm nhận được câu trả lời là 52/400 (chiếm 13%) đáp án trả lời chọn thư viện trường, 12/400 đáp án (chiếm 3%) là hiệu sách kinh tế quốc dân, 96/400 đáp án (chiếm 24%) là hiệu sách bên ngoài khác và 240/400 đáp án (chiếm 60%) là internet.Như vậy có thể nhận thấy, internet vấn là công cụ tham khảo và tìm kiếm thông tin hàng đầu của sinh viên.Đây là điều dễ hiểu ở một đất nước có tốc độ phát triển internet cao như Việt Nam.Tuy nhiên internet có hai mặt của nó, một mặt giúp cho sinh viên tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng, mặt khác lại chứa đựng những thông tin chưa chính thống, chưa được kiểm định dễ gây hiểu nhầm hoặc mơ hồ về vấn đề cần tìm.Hơn nữa, những kiến thức trên mạng rất khó để phân tích cặn cẽ và chi tiết như trong giáo trình lại được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau do đó sinh viên dựa vào tìm kiếm thông tin trên mạng chưa hẳn đã tìm được thông tin ưng ý nếu không biết sàng lọc và phân loại.

Biểu đồ 2.6: Các phương tiện, địa điểm mà sinh viên lựa chọn để tham khảo tài liệu

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1: thư viện trường

2: hiệu sách trường kinh tế quốc dân 3: hiệu sách bên ngoài khác

4: internet

Thứ bảy, về khả năng đọc hiểu giáo trình của sinh viên nhóm đặt ra câu hỏi theo bạn giáo trình giúp bạn hiểu và vận dụng giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra như thế nào? Câu trả lời nhận được là 40/400 đáp án chọn hiểu và vận dụng khá trơn tru (chiếm 10%, 260/400 đáp án (chiếm 65%) tương đối hiểu và vận dụng vào giải quyết vấn đề, 80/400 đáp án (chiếm 20%) cho rằng hiểu vận vận dụng gặp khó khăn và 20/400 đáp án (chiếm 5%) cho rằng hầu như không hiểu và vận dụng được.

Thứ tám, với câu hỏi bạn có thấy hứng thú khi nghiên cứu giáo trình hay không? Kết quả nhóm nhận được là 40/400 đáp án (chiếm 10%) cho rằng rất hứng thú có nhiều điểu bổ ích và lý thú, 288/400 đáp án (chiếm 72%) cho rằng bình thường, nghiên cứu giáo trình là để tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn và phục vụ học tập thi cử, 72/400 đáp án (chiếm 18%) thì cho rằng không hứng thứ cho lắm.Chúng ta có thể thấy số phần lớn sinh viên đều coi giáo trình là một tài liệu để tra cứu thông tin và làm bài tập và dù muốn hay không vẫn cần phải đọc nó thì mới mong tiếp thu tốt hơn kiến thức trên lớp.

Thứ chín, ở biểu đồ 2.7, với câu hỏi bạn đánh giá thế nào về bộ giáo trình chính thống gồm 20 đầu sách nhà trường mới phát hành vào năm 2012 vừa qua? Nhóm nghiên cứu đã nhận được câu trả lời đó là 68/400 đáp án (chiếm 17%) cho rằng họ thấy hấp dẫn với chiến dịch quảng bá bộ giáo trình trọng điểm của nhà trường, 96/400 đáp án (chiếm 24% ) cho rằng nội dung giáo trình có nhiều sự đổi mới phù hợp với trình độ của sinh viên.128/400 đáp án chiếm 32%) cho rằng thấy bình thường, chất lượng giáo trình thế nào thì sẽ mua như vậy, 64/400 đáp án (chiếm 16%) cho rằng giáo trình chưa có sự đổi mới so với các giáo trình trước đó và 44/400 đáp án (chiếm 11%) có ý kiến khác tập trung vào hai ý kiến đó là giáo trình quá dày (22/400 đáp án) và chưa biết tới bộ giáo trình trọng điểm của nhà trường (22/400 đáp án).Như vậy có thế thấy chiến dich quảng bá sách giáo trình chính thống của nhà trường bước đầu đã đem lại kết quả.Sinh viên đã yên tâm hơn khi mua giáo trình chính thống được hỗ trợ tới 60% về giá.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của sinh viên về bộ giáo trình trọng điểm mới phát hành của nhà trường

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên

1.khá hấp dẫn với chiến dịch quảng bá giáo trình và muốn mua về để sử dụng 2.tương đối hấp dẫn, có nhiều điều mới mẻ, bổ ích trong nội dung và

hình thức trình bày

3.không quan tâm tới chất lượng giáo trình.

4.chưa có nhiều sự đổi mới so với giáo trình trước đó.

5.Khác.(22 sinh viên chưa biết tới bộ giáo trình mới của nhà trường, 22 sinh viên cho rằng sách viết quá dày)

Thứ mười, nhìn vào biểu đồ 2.8 chúng ta có thể thấy sinh viên kỳ vọng về giáo trình chính thống phù hợp với nhận thức và phương pháp luận của sinh viên chiếm tỷ lệ nhiều nhất đạt 164/400 đáp án (chiếm 41%), tiếp đó là phù hợp với yêu cầu của xã hội, sinh viên ra trường có thể vận dụng được ngay các kiến thức đã được học được 140/400 đáp án (chiếm 35%) .Hội nhập quốc tế hơn tiến gần hơn tới chất lượng của giáo trình quốc tế là 60/400 đáp án (chiếm 15%) và tập trung vào những giáo trình vốn là thế mạnh của nhà trường chiếm 36/400 đáp án (chiếm 9%).

Biểu đồ 2.8: Kỳ vọng của sinh viên đối với các GTCT đổi mới sau này

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên 1.Nên hội nhập quốc tế hơn, tiến gần tới chất lượng của các giáo trình chuẩn quốc tế

2.Phù hợp với nhận thức của sinh viên, tạo thuận lợi để sinh viên tự nghiên cứu và nâng cao trình độ.

3.Cần tập trung vào các giáo trình vốn là thế mạnh của nhà trường 4.phù hợp với yêu cầu của xã hội, sinh viên ra trường có thể vận dụng được ngay các kiến thức trong giáo trình.

Chúng ta có thể thấy 2 kỳ vọng chủ yếu của sinh viên là phù hợp với nhận thức của họ và phù hợp với yêu cầu của xã hội một mặt giúp cho họ vừa có thể tự nâng cao trình độ, tự đào tạo mình vừa có thể vận dụng luôn kiến thức đã học được vào cuộc sống công việc sau này.Đối với hội nhập quốc tế và tập trung vào thế mạnh của nhà trường tuy là rất cần để nhà trường nâng cao uy tín và thương hiệu nhưng sinh viên dường như chưa quan tâm tới điều này.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng giáo trình chính thống của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w