Qua kết quả khảo sát, nhóm chủ yếu tập trung vào ba nội dung chủ yếu là việc mua giáo trình của sinh viên, khai thác sử dụng giáo trình và đánh giá
của sinh viên về giáo trình mới.Qua đó, nhằm phân tích những ưu, nhược điểm của nhà trường và sinh viên trong phát hành và mua giáo trình chính thống.Trong đó 3 nội dung được hỏi của bảng hỏi có liên quan mật thiết với nhau.Đầu tiên, sinh viên phải tiến hành mua giáo trình, chọn mua loại giáo trình nào để phục vụ cho mình cả một kỳ học.Thứ hai, sau khi mua giáo trình về sinh viên sẽ trải qua qua trình sử dụng sách.Cuối cùng, trải qua hai giai đoạn trên sinh viên sẽ có những đánh giá cảm nhận về lợi ích, giá trị mà giáo trình đem lại thông qua kết quả thi, và kiến thức tích lũy cho công việc sau này.
Biểu đồ 2.9 Mô tả hệ thống các câu hỏi của nhóm nghiên cứu
Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của nhóm sinh viên Thứ nhất, qua kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy sinh viên cho rằng do sách giáo trình quá cao và mua sách photo lại rẻ và tiện lợi hơn.Theo nhóm nghiên cứu thì ngoài ra còn xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là tính chủ động trong học tập của sinh viên chưa cao.Nếu một sinh viên chủ động trong học tập thì ngay buổi đầu tiên đã tự trang bị cho mình giáo trình hoặc
Thói quen, thu nhập, nhóm tiêu dùng
Hướng dẫn của giảng viên, năng lực, động lực
Lợi ích giá trị đem lại, thói quen tiêu dùng
ghi lại tên giáo trình tham khảo để tới thư viện tìm kiếm chứ không chờ tới người bán sách tới tận nơi để chào hàng.
Hơn nữa sinh viên hiện nay thường đắn đo suy nghĩ mua một quyển giáo trình chính thống đọc cả kỳ học có giá đắt hơn chỉ 10-15 nghìn đồng so với giáo trình photo trong khi sẵn sang bỏ ra hàng chục nghìn đồng để mua vài tập tài liệu ôn thi trong mấy ngày thi cử.Biết là lãng phí nhưng nhiều sinh viên vẫn cứ mua để mong trúng tủ một phần nào đó trong “phao thi” của mình.Nếu như vào tháng mùa thi tại các của hàng photo Tuấn Hùng, Mai Hoa, Lan Phương …dọc tuyến đường Trần Đại Nghĩa sẽ thấy rất đông các bạn sinh viên tụ tập để mua tài liệu photo.
Một phép tính đơn giản là nếu số lượng sách bán ra của một bộ môn là 1500 cuốn , giá một cuốn là 30.000 đồng mà có tới 46% sinh viên không mua giáo trình chính thống mà mua giáo trình photo thì riêng sách giáo trình của bộ môn đó thiệt hại mất 30.000đ*1500 cuốn sách*46%=20,7 triệu đồng.
Thứ hai,trong khi đó hiệu sách Kinh tế Quốc Dân ở cách đó vài chục mét thì luôn trong tình trạng vắng vẻ, đông nhất có lẽ là vào thời điểm mua sách giáo trình đầu kỳ học tuy nhiên sinh viên phải chờ rất lâu mới tới lượt mình và phải xuất trình thẻ sinh viên mới được mua, và mỗi người chỉ được mua với số lượng hạn chế.Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh số bán sách của trường, các tác giả viết sách đó hẳn sẽ rất bức xúc nếu biết được cuốn sách mình dày công nghiên cứu lại trở thành sách photo bán tràn lan ngoài đường và chẳng đem về đồng tiền lợi nhuận nào.
Được biết nhà trường đã đầu tư môt khoản tiền hơn 4 tỷ đồng để xuất bản giáo trình trọng điểm.Đây là khoản tiền không nhỏ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên và chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường.
Theo đánh giá của nhóm nhìn chung chính sách giảm giá đã có hiệu quả bước đầu nhưng một số môn có giá còn khá đắt so với sinh viên hiện nay đó là: Toán cao cấp cho các nhà kinh tế của thầy Lê Đình Thúy có giá bán khuyến mãi cho sinh viên chính quy là 36.000đ, cuốn Quản trị Marketing của
PGS.TS. Trương Đình Chiến có giá 42.000đ, cuốn Quản lý học của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Đỗ Thị Hải Hà có giá 49.000 đ bán cho sinh viên chính quy và cuốn Lý thuyết xác xuất và thống kê toán của PGS.TS. Nguyễn Cao Văn có giá 50.000đ.Theo nhóm đánh giá và kết hợp với kết quả số liệu đã phân tích ở trên thì nhà trường nên hỗ trợ giá hơn nữa đối với các loại giáo trình đại cương có giá trên 40.000đ.Lý do là bởi, giá cao sẽ khiến sinh viên ngại khi mua hoặc chuyển sang giáo trình photo có giá chắc chắn rẻ hơn.
Thứ ba, Điều tiếp theo cần phân tích ở đây đó là thời gian mỗi lần đọc giáo trình của sinh viên thường là trong khoảng thời gian từ 0.5 tới dưới 2 giờ, đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên nắm bắt và tổng hợp kiến thức tuy nhiên là chưa đủ để có thể coi là đọc sách hiệu quả.Kết quả của câu hỏi theo bạn giáo trình giúp bạn hiểu và vận giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra như thế nào? Đó là chỉ có 10% số sinh viên được hỏi trả lời rằng vận dụng khá trơn tru và có tới 25% cho rằng gặp vấn đề khi vận dụng hoặc hầu như không thể vận dụng được.
Thứ tư, về thói quen ghi chép của sinh viên, chúng ta đều biết đọc và ghi chép là chìa khóa cho sự thành công của tự học mỗi con người.Trong chiến lược đối mới giáo trình của nhà trường cũng đề ra : “giáo trình, học liệu là khâu trọng yếu, then chốt để thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế của nhà trường trong quá trình Đổi mới, hội nhập và phát triển” trích trong bài “Ấn tượng lễ giới thiệu bộ giáo trình trọng điểm năm 2012 “ tại http://www.neu.edu.vn .Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sinh viên khá chủ động trong ghi chép khi có tới 43.5% số sinh viên thường ghi chép bài theo ý hiểu của mình.Bởi ghi chép mang tính chủ động sẽ giải thoát sinh viên khỏi lối học truyền thống và nâng cao tính sáng tạo của bản thân.Ngoài ra, cũng có 25% rất ít ghi chép hoặc thường mượn bài của bạn bè ghi chép.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 13% số sinh viên chọn thư viện là nơi tham khảo tài liệu.Điều này cũng lý giải vì sao thư viện trường luôn trong tình trạng vắng vẻ và không khai thắc hết tiềm năng và công suất.Trong khi phần
lớn sinh viên chọn internet và hiệu sách bên ngoài khác để tìm kiếm thông tin.Một câu hỏi đặt ra đó là trong khi sinh viên đang loay hoay với việc mua hay không mua giáo trình chính thống vì giá đắt mà trong khi đó thư viện có đầy đủ các giáo trình thì tần suất sử dụng lại không cao? Thư viện của một trường là trái tim của ngôi trường đó như một học giả đã từng nói, phải chăng sinh viên chúng ta đang lãng phí mất nguồn lực quan trọng này?
Về vai trò định hướng của giáo viên đối với việc đọc sách của sinh viên.Giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng đối với sinh viên không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức mà còn trong việc hướng dẫn, định hướng sinh viên sử dụng và khai thác tài liệu thế nào.Tuy nhiên hiện nay, giảng viên vẫn chủ yếu là lên lớp giảng bài, sinh viên ngồi dưới chủ yếu là nghe giảng và ghi chép bài.Việc hướng dẫn sinh viên đọc sách chủ yếu là vào buổi đầu tiên, sau đó hầu như không có sự kiểm tra, giám sát sinh viên đọc bài khi lên lớp ra sao.Một số giảng viên yêu cầu sinh viên học theo slide bài giảng của mình mà không học theo kiến thức chuẩn trong giáo trình.Từ đó dẫn tới sinh viên không mua và sử dụng giáo trình môn học đó gây ảnh hưởng tới chủ trương của nhà trường về đổi mới phương pháp giảng dạy.Các tiết giảng gối lên nhau dày đặc dạy sáng dạy chiều dạy tối khiến cho nhiều giảng viên không đủ thời gian kiểm tra xem sinh viên có đọc bài trước khi lên lớp hay không.Vẫn biết ở bậc đại học sinh viên tự học là chủ yếu những thói quen nếu không được duy trì và khuyến khích thì sớm muộn sẽ mất đi.
Cuối cùng, sinh viên đánh giá về bộ giáo trình trọng điểm của nhà trường phát hành, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số tập trung vào đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với nhận thức của sinh viên.Điều này sẽ là rất tích cực nếu như ngay từ đầu sinh viên xác định được mục tiêu học tập của mình.Bộ giáo trình phù hợp với nhận thức giúp sinh viên có điều kiện tự nghiên cứu và tích lũy kiến thức,còn đáp ứng yêu cầu của xã hội chính là mang tính ứng dụng cao, sinh viên ra trường có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc sau này.
phải dựa trên cơ sở định hướng chuyên môn của giảng viên.Bởi, giảng viên mới là người có đầy đủ kỹ năng sư phạm và tâm huyết để hướng dẫn sinh viên đi đúng hướng.Nếu không có giảng viên hướng dẫn và định hướng sẽ rất khó để sinh viên lĩnh hội được trọn vẹn và chính xác các kiến thức trong giáo trình.
Vì vậy, bộ giáo trình trọng điểm mới của nhà trường được coi như một “kho tàng trí tuệ”.Kho tang này có phát huy hiệu quả hay không là phụ thuộc vào nhận thức của sinh viên về sử dụng giáo trình và vai trò định hướng chuyên môn của giáo viên đối với từng loại giáo trình cụ thể.