3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Từ 39 mẫu đất thu thập từ vùng đất ngập mặn thuộc tỉnh Thái Bình, tiến hành phân lập theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.1 phần phương pháp và vật liệu nghiên cứu. Sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường MPA ở 280C, trên đĩa thạch mọc lên các khuẩn lạc khác nhau nhưng chủ yếu là khuẩn lạc của các loài sinh bào tử thuộc chi Bacillus.
Khuẩn lạc Bt có đặc điểm là tròn, màu trắng sữa, có mép nhăn hoặc không, bề mặt khô. (Hình 3.1)
Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc của chủng Bt phân lập phát triển trên
môi trường MPA sau 72 giờ nuôi cấy
Từ mỗi mẫu đất phân lập lấy 8-10 khuẩn lạc riêng rẽ, đặc trưng cho nhóm
Bc-Bt để làm tiêu bản, nhuộm bằng thuốc nhuộm bào tử fucshin và soi trên kính
hiển vi quang học ở vật kính dầu, qua đó lựa chọn các chủng Bt có khả năng hình thành bào tử và tinh thể.
Kết quả có 24 mẫu phân lập có B. thuringiensis, 15 mẫu không có Bt, trong 24 mẫu có Bt đã phân lập được 113 chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Trong đó đã xác định được 38 chủng Bt có khả năng hình thành bào tử và tinh thể.
Địa điểm lấy mẫu Tần suất xuất hiện Bt Số mẫu có Bt/tổng số
mẫu phân lập
Chỉ số Bt
Thái Bình 24/39 (0,615) 38/113 (0,336)
3.2. Sự đa dạng tinh thể của các chủng Bacillus thuringiensis phân
lập
Các chủng Bacillus thuringiensis phân lập được có 4 dạng tinh thể: hình cầu, hình thoi, hình vuông, hình không xác định (KXĐ).
Quan sát trực tiếp trên kính hiển vi quang học ở vật kính dầu với tiêu bản nhuộm bằng thuốc nhuộm tinh thể fucshin, thu được kết quả:
Bảng 3.2. Sự đa dạng tinh thể của các chủng Bt phân lập
Hình dạng tinh thể Số chủng Tỷ lệ (%) Hình cầu 34 89,5 Hình tháp 1 2,6 Hình lập phương 2 5,3 Hình không xác định 1 2,6 Tổng số 38 100
Hình 3.2. Hình thái bào tử và tinh thể của TB1.5 chụp dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100X
Từ 38 chủng phân lập được có 34 chủng sinh tinh thể hình cầu chiếm 89,48%, 1 chủng sinh tinh thể hình tháp chiếm 2,63%, 2 chủng sinh tinh thể hình lập phương chiếm 5,26% và 1 chủng sinh tinh thể hình không xác định chiếm 2,63%.
Từ số liệu trên cho thấy các chủng đều có khả năng sinh một loại tinh thể, các chủng sinh tinh thể hình cầu chiếm đa số 89,48%. Từ đó cho thấy khả năng tìm dưới loài Bacillus thuringiensis subsp. israelensis có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi rất cao vì Bti có tinh thể độc hình cầu.