KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu “Sàng lọc một số chủng Bacillus thuringiensis có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi phân lập từ đất rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình”. (Trang 53 - 54)

KẾT LUẬN

1. Từ 39 mẫu đất thu thập từ đất rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình, đã phân lập được 38 chủng Bt để bổ sung vào tập đoàn chủng giống Bt của Viện Công nghệ sinh học.

2. Đã phân loại được 11 chủng thuộc dưới loài Bacillus thuringiensis subsp. israelensis chiếm 29% trong tổng số chủng phân lập.

3. Đã tuyển chọn được 11 chủng có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi Culex quinquefasciatus cao với tỷ lệ chết đạt 100% sau 12 giờ, chiếm tỷ lệ 29% số chủng Bt phân lập.

4. Bằng phương pháp PCR đã xác định được 2 chủng Bt mang cả 2 đoạn gene cry4A và cry4B, 9 chủng Bt mang đoạn gene cry4B.

5. Đã tuyển chọn được chủng TB1.5 có hoạt tính cao nhất với giá trị LC50 là 1,48 µg/ml cao gấp 2 lần so với chủng ĐC (+) (4Q1).

6. Đã tìm được môi trường lên men thích hợp cho chủng vi khuẩn TB1.5 sinh trưởng, phát triển và sinh tổng hợp protein tinh thể diệt côn trùng: môi trường dinh dưỡng số 2 sử dụng 30 g bột đậu tương, 10 g glucose và các muối vi lượng.

7. Đã thành lập được công thức chế phẩm dạng bánh lõi ngô có kết quả thử nghiệm tối ưu nhất trong phòng thí nghiệm.

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả trên cho thấy chủng TB1.5 có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi

Culex quinquefasciatus cao. Từ đó đã thành lập được công thức chế phẩm diệt

ấu trùng muỗi tối ưu. Tuy nhiên kết quả mới chỉ được nghiên cứu hoạt tính trong phòng thí nghiệm. Bởi vậy vẫn cần được nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với các loại muỗi khác (Anophenles, Aedes…) cũng như nghiên cứu thời gian tồn lưu của chế phẩm trong môi trường, từ đó xây dựng được công thức chế phẩm tối ưu nhất nhằm ứng dụng rộng rãi ra ngoài thực địa.

Một phần của tài liệu “Sàng lọc một số chủng Bacillus thuringiensis có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi phân lập từ đất rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình”. (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w