Trong các trường hợp van nhĩ thất là van hai lá hay van ba lá thì việc bộc lộ trình bày thương tổn và phân tích cơ chế gây hở van cũng như các phương pháp sửa van rất thuận lợi dựa trên các phương pháp phân tích và sửa van của Carpentier [20]. Nghiên cứu của Elizabeth H. Stephen và cộng sự (2019) cĩ nhận định là các phương pháp sửa van của Carpentier cho các bệnh nhân cĩ hai thất bình thường cĩ thể áp dụng cho nhĩm bệnh nhân tim một tâm thất cĩ van
hai và ba lá bình thường, tuy nhiên các phương pháp sửa van cho van nhĩ thất chung cịn nhiều thử thách [149].
Chúng tơi áp dụng phương pháp sửa van của Carpentier cho 10 trường hợp cĩ van hai lá và ba lá cĩ cấu trúc giải phẫu bình thường. Thương tổn chủ yếu là loại I theo phân loại Carpentier với dãn vịng van, dãn vùng mép van và chẻ van, khơng cĩ thương tổn sa van và hạn chế cử động của lá van. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là tạo hình vịng van cho hở van loại I theo phân loại của Carpentier [20]. Vịng van nhân tạo được sử dụng cho 04 trường hợp (hai lá 1, ba lá 3) và tạo hình vịng van sau bằng dải màng ngồi tim gấp đơi trong 02 trường hợp (các bệnh nhi cĩ chẻ van vịng van nhỏ khơng dãn, đặt vòng van cĩ nguy cơ gây hẹp). Các phương pháp kèm theo tùy trường hợp bao gồm đĩng chẻ trên van hai lá (1 trường hợp), khâu tạo hình mép van sau của van hai lá (1 trường hợp) và khâu chẻ lá trước van ba lá (2 trường hợp), tạo hình mép van ba lá (02 trường hợp), khâu nhỏ hoặc bít các van thiểu sản (02 trường hợp). Trong nhĩm này cĩ 05 bệnh nhân được sửa van lần hai: 03 trường hợp (01 hai lá, 02 ba lá) đã được tạo hình vịng van sau bằng một dải màng ngồi tim gấp đơi ở lần phẫu thuật Glenn hai hướng, chúng tơi thay bằng vịng van nhân tạo, 01 trường hợp giữ lại dải màng ngồi tim và thêm vào tạo hình mép van, 01 trường hợp khâu lại tạo hình mép van bị sút chỉ. Chúng tơi nhận thấy tạo hình bằng vịng van nhân tạo sẽ cĩ tính ổn định cao tuy nhiên cần chú ý kích thước của vòng van để khơng gây hẹp khi các bệnh nhi lớn lên (bảng 3.11).
Đối với các trường hợp van nhĩ thất chung thì chúng tơi nhận thấy việc phân tích và áp dụng các phương pháp sửa van gặp nhiều khĩ khăn. Trước hết nhĩm van này thường là trong hội chứng sai biệt vị trí tạng cĩ đồng dạng phải hoặc trái nên tim một thất cĩ cấu trúc trục xoay bất thường, mỏm tim cĩ thể
bên trái, phải hoặc ở giữa lồng ngực và vị trí giải phẫu của van nhĩ thất theo hình dạng tương ứng với thất chung nên cũng khác với các dạng van nhĩ thất chung thường gặp trong bệnh lý van nhĩ thất chung. Gĩc nhìn bình thường của phẫu thuật viên khi nhận định lá cầu trước và lá cầu sau khơng giống như trong bệnh lý kênh nhĩ thất tồn phần thơng thường mà do trục của tim xoay nên tồn bộ các lá van của van nhĩ thất chung sẽ xoay theo bất thường. Vì vậy việc xác định chính xác các lá van nên dựa vào cấu trúc giải phẫu của các tâm thất tương ứng và bờ của thơng liên thất. Thứ hai là vì thất độc nhất nên khơng thể đĩng thơng liên thất nên việc sửa van khơng theo phương pháp thơng thường hay áp dụng đối với bệnh lý van nhĩ thất thơng thường mà chúng tơi áp dụng phương pháp Alfieri chia đơi van nhĩ thất chung thành hai lỗ van tương ứng với các thất tương ứng. Và qua việc phẫu thuật lại của 6 trường hợp đã làm theo phương pháp Alfieri trong giai đoạn Glenn hai hướng, chúng tơi nhận thấy phương pháp này vẫn bền các lá van khơng bị rách. Van hở tồn lưu qua các mép van là chủ yếu, nên chúng tơi chỉ khâu tạo hình tăng cường ở các mép van tương ứng.
Trong nghiên cứu này, phương pháp để trình bày và phân tích cơ chế hở van bao gồm: đặt chỉ quanh vòng van để bộc lộ rõ, sau đĩ phân tích số lượng các lá van và vùng tâm thất chi phối tương ứng (van nằm trên vùng thất chính hay nằm trên vùng thất thiểu sản để cĩ thể xác định vị trí phân chia van nhĩ thất chung thành hai van, xác định phần vách liên thất cịn lại) bơm nước thử và sau khi xác định được vị trí khâu đính và thử lại bằng nước. Lỗ van lớn tương ứng với phần thất chính, chúng tơi xác định diện tích van theo diện tích da tương ứng của bệnh nhân, lỗ van nhỏ thường được để lại khơng đĩng kín nếu khơng hở.