Kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.9. Kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất

Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng các ngân hàng phản ứng không đối xứng trong tăng và giảm lãi suất bán lẻ9. Mặc dù các nghiên cứu đã tập trung vào bất cân xứng trong quá trình điều chỉnh nhưng truyền dẫn lãi suất trong dài hạn cũng có thể xảy ra hiện tượng bất cân xứng. Quá trình truyền dẫn lãi suất được đặc trưng bởi các ngưỡng và bất cân xứng.

Ngưỡng và cơ chế điều chỉnh cân xứng cần được xem xét vì hai lý do chính10 : thứ nhất, liệu việc điều chỉnh trong lãi suất bán lẻ có thực sự thường xun hoặc khơng cân xứng hoặc chỉ xảy ra vượt quá một ngưỡng nhất định; thứ hai kiểm tra sự bất cân xứng giúp phát hiện ra đồng liên kết trong trường hợp bất cân xứng, giúp chuyển hướng nghiên cứu của mơ hình truyền dẫn lãi suất.

Để tìm hiểu sự bất cân xứng, người viết ước tính lại dựa trên phương trình (10) và cho α0 thể hiện những giá trị khác nhau phụ thuộc vào ΔRt11. Bảng 5.19 thể hiện kết quả; trong đó, ∝0+ và λ+ lần lượt phản ánh sự truyền dẫn lãi suất ngay lập tức và trong dài hạn khi ΔRt > 0; ∝0− và λ- khi ΔRt < 0. Cột cuối cùng trình bày kết quả Wald test với giả định H0: λ+ = λ- hay khơng có sự bất cân xứng trong truyền dẫn trong dài hạn.

9 Sander và Keimeier (2004), Mojon (2000), Mester và Saunders (1995).

10 Theo “Convergence in euro-zone retail banking? What interest rate pass-through tells us about monetary policy transmission, competition and integration”, Harald Sander và Stefanie Kleimeier, (2004).

11 Lưu ý rằng bất cân xứng thông tin cũng có thể liên quan đến phân tích đồng liên kết, phương pháp luận được đề xuất bởi Granger và Yoon (2002).

Bảng 4.22: Bất cân xứng của truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. TCK 𝜶𝟎+ 𝝀+ 𝜶𝟎− 𝝀− W LR 0.51 (0.10) 0.52 0.27 (0.10) 0.31 0.00 DR 0.50 (0.08) 1.55 0.22 (0.09) 0.72 0.00 GR 0.93 (0.12) 0.94 0.12 (0.12) 0.22 0.00

Ghi chú: Cột cuối cùng thể hiện giá trị Prob(F-Statistic) của kiểm định Wald test.

Bảng 4.22 thể hiện kết quả của kiểm định Wald test về sự bất cân xứng trong truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Theo đó, có thể thấy rằng đối với lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay hay lãi suất trái phiếu chính phủ đều có giá trị Prob(F- Statistic) = 0 < α = 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0 hay có sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất. Do đó, có sự truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)