Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận nghiên cứu

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách trọng tâm để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo hoạt động ngân hàng an tồn, hiệu quả. Để chính sách tiền tệ thực hiện thành cơng vai trị điều chỉnh nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phải có những đánh giá chính xác về tính kịp thời và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Thêm vào đó, trong q trình điều hành của chính phủ, lãi suất được xem là cơng cụ quan trọng giúp thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Chính vì vậy mà mức độ và tốc độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ giúp phản ánh hiệu quả cơng cuộc thực thi vai trị điều hành của Chính Phủ.

Do đó, phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả cơng cuộc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương ở Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn.

Hiệu quả của chính sách tiền tệ lên ổn định kinh tế vĩ mô mà cụ thể là tổng cầu và lạm phát phụ thuộc vào mức độ mà các thay đổi trong lãi suất chính sách dẫn truyền tới lãi suất bán lẻ.

Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành kiểm định hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ tại Việt Nam, bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất và phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất để thấy được hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Các kết quả nghiên cứu từ phân tích thực nghiệm đã cho thấy mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất chính sách (cụ thể là lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) đến lãi suất bán lẻ (bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất trái phiếu chính phủ). Do có mối tương quan cùng chiều cao giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn nên bài viết đã tập trung vào phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất chủ yếu từ lãi suất tái chiết khấu.

Trong ngắn hạn, hiệu ứng truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất trái phiếu chính phủ, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp, các động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ thơng thường sẽ mất thời gian khoảng từ 3-5 tháng để có hiệu lực hay nói cách khác là truyền dẫn đến biến động của lãi suất bán lẻ, từ đó từng bước tác động lên chi tiêu khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.

Trong dài hạn, hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ là khơng hồn tồn nhưng vẫn tương đối cao và đồng đều đối với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, lãi suất bán lẻ được điều chỉnh dần dần theo xu hướng chung và phản ánh mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hơn nữa, kết quả thực nghiệm cho thấy sự truyền dẫn này là bất cân xứng.

Nguyên nhân của hiệu ứng truyền dẫn lãi suất trong dài hạn ở mức tương đối cao được cho là do cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Việt Nam phần nào làm cho Ngân Hàng Trung Ương dễ dàng thực hiện vai trò điều hành của mình. Tuy nhiên, sự truyền dẫn là khơng hồn tồn có thể là do tính cứng nhắc trong lãi suất, các ngân hàng thương mại e ngại trong việc điều chỉnh lãi suất bán lẻ theo những thay đổi của lãi suất chính sách do lo ngại về những bất lợi của chính sách lãi suất mang lại, tồn tại những thỏa thuận ngầm về lãi suất giữa ngân hàng thương mại và khách hàng nhằm đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Bên cạnh đó yếu tố minh bạch chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ, cụ thể là minh bạch chính sách tiền tệ làm tăng hệ số truyền dẫn lãi suất.

Mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ đã cho thấy Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả trong việc sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy, chính phủ cần thiết phải có những tác động để giúp cho kênh dẫn truyền này được thông suốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)