Thực trạng ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo của Bộ xây dựng (2016), ngành xây dựng đã đạt được những kết quả trong năm 2015 như sau:

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Ngành tiếp tục tăng trưởng khá; giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.

- Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng

974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); tính theo giá so sánh năm 2010

đạt khoảng 778 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014, tăng 40,2% so với cuối năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 7%/năm) (Bộ xây dựng, 2016)

- Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 172 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 (Bộ xây dựng, 2016).

Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước ngành Xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được tập trung thực hiện, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ngành.

- Năm 2015, Bộ Xây dựng đã tập trung soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật mới được Quốc hội thông qua năm 2014 (Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản); sửa đổi, bổ sung các nghị định về nâng loại đô thị, quản lý vật liệu xây dựng. Trong năm, Chính phủ ban hành 05 Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng 2014, 05 Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2014; Bộ ban hành 11 Thông tư hướng dẫn thực hiện các luật này (Bộ xây dựng, 2016).

- Tính chung cho cả giai đoạn 2011-2015, Bộ Xây dựng đã soạn thảo, trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 52 văn bản, bao gồm: 03 Luật, 23 Nghị định, 01 Nghị quyết, 18 Quyết định, 05 Đề án, 02 Chỉ thị; Bộ ban

hành theo thẩm quyền 82 Thông tư về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (Bộ xây dựng, 2016).

Như vậy, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, Nhà nước cũng đã có kế hoạch ban hành thêm nhiều văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Điều này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc đạt các mục tiêu của các công ty xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)