CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị
5.2.3 Đối với hoạt động kiểm soát
Đầu tiên, cần phải ban hành chính sách kiểm sốt bằng văn bản đầy đủ và có hệ thống, nêu rõ những nguyên tắc cần phải thực hiện.
biến động, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để xử lý.
Quản trị hoạt động: Có sự sốt sét về hiệu quả của từng bộ phận sau mỗi cơng
trình với kế hoạch để xác định mức độ hồn thành mục tiêu đã đề ra, bao gồm các mục tiêu: Mục tiêu hoạt động, Mục tiêu BCTC, Mục tiêu tuân thủ.
Phân chia trách nhiệm hợp lý: dựa trên 2 nguyên tắc là phân công, phân nhiệm
và bất kiêm nhiệm, cụ thể như sau:
- Ban hành bảng mô tả chi tiết trách nhiệm của các bộ phận, nhân viên.
- Đảm bảo việc phân chia trách nhiệm của các bộ phận: thủ kho tách biệt với kế toán hàng tồn kho, nhân viên kỹ thuật tách biệt với giám sát thi công, bộ phận thu mua nguyên vật liệu tách biệt với kế toán thanh toán.
Ủy quyền và xét duyệt: Tất cả các nghiệp vụ hoạt động đều phải được phê chuẩn
bởi các cấp quản lý trong phạm vi quyền hạn cho phép.
- Khi phê duyệt cần phải tuân thủ quy định về cấp phê duyệt, cấp ủy quyền.
Kiểm soát chứng từ, sổ sách kế tốn:
- Có biểu mẫu chứng từ đầy đủ, rõ ràng (phiếu nhập kho, xuất kho, nhật ký cơng trình, biên bản nghiệm thu...) phù hợp với tính chất từng cơng trình, đánh số thứ tự liên tục, bảo quản và lưu trữ chứng từ cẩn thận.
- Thiết kế sổ sách phù hợp với quy mơ từng cơng trình, ghi chép kịp thời, chính xác, bảo quản và lưu trữ cẩn thận.
Kiểm soát vật chất, tài sản.
Thường xuyên kiểm tra nguyên vật liệu xây lắp, đối chiếu với sổ sách.
Kiểm kê tài sản định kỳ tại các công trường để đối chiếu với số liệu trên sổ sách nhằm phát hiện, ngăn ngừa hành vi biển thủ tài sản.
Có hướng dẫn sử dụng chi tiết cụ thể đối với các thiết bị, máy móc phức tạp nhằm hạn chế sự hư hỏng, lãng phí.