Đối với hoạt động đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị

5.2.2 Đối với hoạt động đánh giá rủi ro

Ban hành văn bản về bố trí, phân cơng nhiệm vụ về đánh giá rủi ro, cũng như là sự kết hợp của các bộ phận.

Nâng cao nhận thức của các nhân viên thông qua các hội thảo về quản trị rủi ro, mời các chuyên gia hướng dẫn, định kỳ đưa báo cáo đánh giá về rủi ro để phổ biến cho toàn đơn vị, yêu cầu nhân viên tại từng vị trí viết báo cáo về khả năng rủi ro tại cơng việc mình thực hiện.

Tun truyền và có các chính sách khen thưởng khuyến khích nhân viên phát hiện và báo cáo về rủi ro ngồi dự tính trong cơng việc.

Phân tích, đánh giá các rủi ro sau mỗi cơng trình để có biện pháp khắc phục hiệu quả cho các cơng trình sau.

Xác định các rủi ro đặc thù tiềm ẩn trong ngành xây dựng, từ đó có thể tìm ra những biện pháp kiểm sốt và xử lý hiệu quả, cụ thể như sau:

Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt dự án

Để xác minh tính chân thực, tính hợp pháp của dự án mà mình đang thực hiện, trước khi tiếp nhận dự án, công ty xây dựng phải làm rõ dự án đó thuộc dự án đấu thầu công khai hay được mời đấu thầu. Cần phải hiểu rõ, xem xét nội dung dự án được cơ quan chính quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng quy hoạch đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng dự án, tài liệu thiết kế…

Cần xác minh năng lực thực hiện và năng lực tài chính của chủ đầu tư để có quyết định tham gia hay không tham gia thi công dự án.

Đối với hợp đồng thi công, phải tăng cường xem xét hợp đồng, để có thể kiểm sốt được rủi ro ngay từ đầu. Những nội dung quan trọng cần xem xét bao gồm: Ký hợp đồng với đối tác có đủ năng lực chun mơn, các điều khoản trong hợp đồng có đầy đủ và đúng quy định với pháp luật hiện tại hay không.

Hạn chế rủi ro trong công tác quản lý

Thiết lập cơ chế thẩm tra các nhà thầu phụ, tăng cường thẩm tra tính hợp pháp của họ, tránh xảy ra trường hợp ký hợp đồng phụ hay nhà thầu vi phạm pháp luật, cần thận trọng kiểm tra giấy phép kinh doanh của nhà thầu, giấy chứng và các chứng chỉ có liên quan.

Có phương án lựa chọn người quản lý dự án giỏi cùng đội ngũ trợ lý đắc lực. Phải đảm bảo trách nhiệm và tăng cường kiểm sốt quy trình dự án. Tránh trường hợp giữa người quản lý dự án và các bộ phận trong dự án có những cam kết ngầm với nhau, mang đến rủi ro chung cho toàn dự án.

Hạn chế rủi ro liên quan tới pháp luật, nâng cao ý thức về pháp luật.

Do công tác quản lý xây dựng có liên quan nhiều tới các quy định của pháp luật, chịu sự quản lý đan chéo của các cơ quan quản lý hành chính, nên cần phải có nhận thức cao trong việc phòng tránh rủi ro liên quan đến pháp luật để đảm bảo lợi ích hợp pháp của cơng ty.

Cần thực hiện bồi dưỡng kiến thức phịng tránh rủi ro về pháp luật cho tồn bộ nhân viên.

Mọi hoạt động của công ty xây dựng nhất định phải tuân thủ pháp luật, tự ý thức và nâng cao năng lực thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, hạn chế rủi ro về pháp luật ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)