2.1.2.1 Chức năng của các bộ phận:
Ban Giám đốc: Hoạch định chiến lược đề ra các kế hoạch, chiến luợc kinh
doanh của chi nhánh trong từng thời kỳ, ra các quyết định trong thẩm quyền và tham mưu cho Ban điều hành Hội sở.
Khối kinh doanh và khối dịch vụ: gồm các bộ phận nghiệp vụ trực tiếp kinh
doanh, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.
P. Khách hàng doanh nghiệp BAN GIÁM ĐỐC Khối Quản lý rủi ro Khối Tác Nghiệp Phòng giao dịch P. Khách hàng cá nhân Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Khối Hỗ trợ Phịng Kế tốn giao dịch Khối kinh doanh Phịng Tiền tệ kho quỹ Phịng Tổ chức hành chính
Tổ thơng tin điện toán
Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng (Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp…).
Khối hỗ trợ: gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hành
chính, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo vệ, tham mưu cho
Ban Giám đốc.
Tổ Thơng tin Điện tốn: Nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ tin học để phục vụ
yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động chính xác, liên tục, thơng suốt và an toàn.
2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ:
Huy động vốn: Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại
tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung,
dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Cho vay, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,
KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán…
Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập
khẩu; thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng xuất khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western
Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả Kiều hối…
Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). Mua, bán các chứng
từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…). Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc,
đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ
tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư
và tài chính; Cho th tài chính; Mơi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước
trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam ln có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:
Phát triển nguồn nhân lực. Phát triển công nghệ. Phát triển kênh phân phối.
2.2 Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại NH TMCP Công thương Việt Nam và tại Chi nhánh 7 TP. HCM: Công thương Việt Nam và tại Chi nhánh 7 TP. HCM:
2.2.1 Cơ chế quản lý vốn trước đây:.
Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ gắn liền với hoạt động của VietinBank từ những ngày đầu mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều thay đổi theo yêu cầu kinh doanh thực tế:
Cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định: Trước năm 2004, VietinBank thực hiện
cơ chế lãi điều hoà dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh
bàn, nhưng chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào vì
chi nhánh gửi vốn ln được hưởng tỉ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất
huy động nào. Giá bán vốn được tính tốn đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tại Hội
sở chính (HSC) như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho các chi nhánh (CN) gửi vốn.
Cơ chế lãi điều hoà một giá: Từ nhược điểm trên, năm 2004, VietinBank đã
chuyển sang cơ chế lãi điều hoà một giá nhằm khuyến khích các CN huy động
nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào tồn hệ thống, tăng hiệu quả kinh
doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên,
việc áp dụng cơ chế một giá khơng tính đến yếu tố kỳ hạn nên làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị, tạo rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp HSC điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do khơng có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều
khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của VietinBank.
2.2.1.1 Nguyên tắc thực hiện cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định và lãi điều hoà một giá: điều hoà một giá:
Nhìn chung, cơ chế quản lý vốn của các năm trước được thực hiện theo những nguyên tắc dưới đây:
CN quản lý vốn độc lập thơng qua phịng đầu mối tại từng CN, tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về
quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc. CN phải mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.
Hoạt động theo cơ chế “nhận - gửi” với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cơ chế một giá).
Các CN chỉ chuyển/nhận phần vốn chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. HSC nhận/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của CN; HSC và CN luôn ở vị thế đối ứng với nhau.
Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này.
Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm tiền gửi đều do CN chịu.
2.2.1.2 Những tồn tại của cơ chế quản lý vốn cũ và sự cần thiết phải chuyển sang cơ chế quản lý vốn tập trung: sang cơ chế quản lý vốn tập trung:
Theo cơ chế quản lý vốn cũ của NHCT VN, CN là các thành viên hạch toán độc
lập tương đối, được chủ động triển khai các giải pháp kinh doanh để hoàn thành chỉ
tiêu được giao. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, bản thân CN phải tự cạnh tranh
với các ngân hàng thương mại khác qua việc: tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí cung cấp dịch vụ,… để thu hút khách hàng, có thể dẫn tới gia tăng chi phí huy động vốn, giảm sút lợi nhuận. CN có thể hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhưng chưa cơng bằng khi xác định phần đóng góp của từng CN vào thu nhập chung của NHCT VN.
Mặt khác, năm 2009, VietinBank thực hiện thành cơng bước đầu việc cổ phần hố. Sự mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợi nhuận. Thêm vào đó, áp lực lớn về chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả hoạt
động và việc hội nhập thị trường tài chính quốc tế yêu cầu VietinBank phải tính
tốn chính xác giá thành của tất cả các luồng tiền ra, vào ngân hàng. Trên cơ sở đó,
HSC tính tốn, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh
trực thuộc (từng CN, từng phòng giao dịch, từng phòng nghiệp vụ), từng sản phẩm dịch vụ, từng khách hàng,...
Thực tế trên yêu cầu VietinBank phải áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mới - cơ chế FTP - theo đó, ngày 02 tháng 04 năm 2011, Vietinbank chính thức áp dụng
cơ chế FTP trên toàn hệ thống - chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ hiện tại “nhận –
gửi” sang cơ chế “mua – bán”. HSC “mua” toàn bộ tài sản Nợ và “bán” tài sản Có
cho các CN. Khi đó, CN phải trả lãi cho việc “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có)
và nhận được lãi về việc “bán” vốn cho HSC (tương ứng với Tài sản Nợ). Thu nhập/Chi phí lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do
HSC xác định và định kỳ thông báo tới các CN. Việc thực hiện cơ chế FTP theo
thông lệ quốc tế, một mặt tạo động lực thúc đẩy các CN tăng trưởng kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả, mặt khác trang bị cho HSC công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
2.2.2 Thực trạng ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại Vietinbank Chi nhánh 7 TPHCM: Vietinbank Chi nhánh 7 TPHCM:
2.2.2.1 Trách nhiệm thực hiện giữa hội sở chính và các chi nhánh
Hội sở chính:
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm, Bảng tổng kết tài sản kế hoạch của ngân hàng;
Giao các chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn, dư nợ tín dụng, hạn mức sử dụng vốn…
Xây dựng các hạn mức tín dụng, hạn mức và danh mục đầu tư, các hạn mức sử dụng vốn trong từng thời kỳ cho toàn hệ thống và từng chi nhánh;
Xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng hoạt động toàn hệ thống;
Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và rủi ro lãi suất toàn hệ thống;
Xây dựng và thực hiện cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ;
Quản lý các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Chi nhánh:
Khảo sát thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing;
Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, các hạn mức được giao và lãi suất
nội bộ của Hội sở chính để xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh;
Chăm sóc, phát triển khách hàng, kế hoạch kinh doanh;
Nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường và khách hàng, báo cáo đề xuất về Hội sở.
2.2.2.2 Hệ thống báo cáo của FTP:
Chương trình FTP là phần mềm hỗ trợ xem các báo cáo được cài đặt tại các Chi nhánh để phục vụ công tác báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng
ngày của chi nhánh.
Cấu trình duyệt: Chương trình chạy trên trình duyệt Internet, được cài đặt để truy cập vào trang báo cáo FTP của Trung tâm công nghệ thơng tin tại Hội sở chính.
Người sử dụng được cấp User name và Password để truy cập vào chương trình. Sau khi đăng nhập ta có trang chủ của hệ thống sau: (hình 2.1).