1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.3 Đánh giá chung về những ưu điểm và tồn tại của FTP
2.3.2.1 Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức thanh toán
Vốn do chi nhánh huy động được chuyển vào nguồn vốn chung và nguồn vốn
chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ
nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể thâm hụt (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dư thừa (khi tại thời điểm giá trị tuyệt
đối Tài sản Có của chi nhánh nhỏ Tài sản Nợ). Dịng tiền ra, vào tài khoản “Điều
chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:
+ Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch “mua vốn”, trường hợp chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh tốn phải có báo cáo đề xuất lên Trung tâm và giao dịch chỉ được thực hiện khi được Trung tâm phê duyệt. + Hạn mức chênh lệch ròng: là mức thâm hụt tối đa trên tài khoản “Điều chuyển
vốn nội bộ” đối với từng chi nhánh, thể hiện chênh lệch tại thời điểm giữa giới hạn
dư nợ của chi nhánh với số dư huy động vốn.
2.3.2.2 Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Hạn mức tín dụng Hội sở
chính cấp cho chi nhánh cịn gây nhiều tranh cãi vì nặng tính chủ quan. Trong khi quản lý vốn được ứng dụng cơ chế khoa học là cơ chế quản lý vốn tập trung, các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng lại được giao một cách cảm tính bằng cách lấy số dư thực tế của năm trước và cộng thêm dự đoán tốc độ phát triển kinh tế
địa phương. Dù trong thực tế, địa phương chưa đạt tốc độ phát triển kinh tế như kỳ
vọng, chi nhánh rất khó xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu ban đầu. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.
2.3.2.3 Vẫn còn sự tồn tại của Phòng nguồn vốn tại các chi nhánh: ưu điểm
chính của cơ chế quản lý vốn tập trung là tập trung mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá về Hội sở chính, đồng thời quản lý thống nhất và tập trung nguồn vốn của cả hệ thống. Tuy nhiên, Vietinbank hiện tại vẫn còn duy trì Phịng nguồn vốn tại các chi nhánh để làm báo cáo theo yêu cầu của các phòng ban tại HSC. Về nguyên tắc, HSC tập trung cơ sở dữ liệu của toàn hệ thống để từ đó chiết xuất ra mọi báo cáo cần thiết. Trong thực tế, theo thói quen từ lâu đời, người ta cứ
đẩy báo cáo về cơ sở để lấy chữ ký của chi nhánh. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất
lớn.
2.3.2.4 Chưa đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh do áp dụng cơ chế một giá. nhánh do áp dụng cơ chế một giá.
- Trong một hệ thống hạch tốn tồn ngành, giao dịch tạo lãi cho chi nhánh
đồng thời tạo lãi cho HSC, còn giao dịch gây lỗ cho chi nhánh, ít nhất cũng giảm lãi
của HSC. HSC có mảng kinh doanh riêng ở những lãnh vực mà họ không cho phép chi nhánh thực hiện như dealing trên thị trường ngoại hối quốc tế hay đầu tư giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO) và trên thị trường liên Ngân hàng. Kết quả kinh
doanh này có thể là lãi hay lỗ, sẽ hịa vào kết quả chung của hệ thống, nhưng dưới danh nghĩa thành tích của riêng HSC nếu kết quả là lãi. Nếu kết quả là lỗ, mọi phần tử sẽ cùng chia sẻ kết quả chung cuộc của toàn hệ thống.
Cả đơn vị là một pháp nhân và chỉ có một bảng cân đối chung duy nhất làm cơ sở để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là mọi người (tại HSC hay chi nhánh) phải góp phần làm tăng lợi nhuận chung theo cách riêng của mỗi người để tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy cả hệ thống đi lên. Việc cân phân mức đóng góp của mỗi phần tử khơng mang lại tác dụng tích cực như mong đợi vì:
+ Việt Nam còn khống chế mức lương trần
+ Trong Ngân hàng có người ở bộ phận hành chánh, kho quỹ khơng trực tiếp
nhưng có góp phần tạo ra lợi nhuận. Vietinbank chọn cách trả lương khốn có
khống chế trần, tạo nên bất hợp lý vì khi doanh số hoạt động tại chi nhánh tăng mạnh, các bộ phận gián tiếp này làm việc vất vả hơn nhiều nhưng khơng được hưởng gì từ lợi nhuận tăng thêm.
Cách làm này quay về tư tưởng cực đoan, ấu trĩ, “phi sản xuất là ăn bám” đã bị sự nghiệp “đổi mới” đả phá hơn 20 năm qua.
2.3.2.5 Cơ chế FTP không mới trên thế giới, như đã phân tích ở chương 1, các
Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng từ lâu, song điều khác cơ bản giữa họ với Việt Nam là chi nhánh của họ hoạt động độc lập thực sự theo chiến lược kinh doanh của
HSC, có đủ vốn điều lệ theo luật định, cho nên với họ, hệ thống chỉ bao gồm một
Trụ sở chính và vài chi nhánh phụ thuộc, không gian khá hẹp để gần như nằm trọn trong một phân khúc thị trường cụ thể để cơ chế FTP phát huy tác dụng.
Trong khi đó ở Việt Nam, chi nhánh không được cấp vốn điều lệ, hệ thống cả nước bao gồm hàng trăm chi nhánh, hàng ngàn phòng giao dịch, nằm trên nhiều
phân khúc thị trường khác nhau, cơ chế FTP lại địi hỏi tính hệ thống rất cao nên khó phát huy tác dụng như mong muốn.
2.3.2.6 Định giá mua/bán vốn theo giá thị trường nào?
Cốt lõi của cơ chế quản lý vốn tập trung là định giá mua/bán vốn, được hiểu là theo giá thị trường. Khi hệ thống trải rộng trên nhiều phân khúc thị trường khác
nhau, giá của phân khúc nào sẽ được chọn để áp đặt cho toàn hệ thống. Đây là một bất hợp lý trong thực tế, khi không thể có giá nào phù hợp cho mọi phân khúc. Nếu
điều chỉnh theo khiếu nại của chi nhánh, HSC sẽ phá vỡ tính hệ thống của cơ chế.
Thị trường Hà Nội chắc chắn sẽ khác với thị trường Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh hay Cần Thơ.
2.3.2.7 Áp đặt một giá mua/bán vốn sẽ cản trở kinh doanh lành mạnh của cơ sở nếu giá đó không phù hợp với phân khúc thị trường tại chỗ. Các chi nhánh cơ sở nếu giá đó khơng phù hợp với phân khúc thị trường tại chỗ. Các chi nhánh
phải huy động vốn với lãi suất thấp hơn nữa cho nên không thể huy động được vốn
ở các phân khúc thị trường đang bị cạnh tranh quyết liệt. Chi nhánh cũng than phiền
giá bán vốn của HSC quá cao, chi nhánh muốn có thu nhập phải nâng lãi suất cho vay lên nữa, thế là đội giá thị trường, khơng tìm được khách hàng tốt để cho vay.
Để hoàn thành chỉ tiêu được giao về huy động hay cho vay, chi nhánh phải đánh
liều thực hiện theo giá tại chỗ và tự giải quyết khoản chênh lệch. Phòng ALCO ở
HSC chắc chắn nắm bắt tình hình qua các bất hợp lý trên cân đối của chi nhánh nhưng khơng có động thái gì.
2.3.2.8 Sự ràng buộc chi nhánh chỉ được mua/bán vốn với HSC, chỉ được
quan hệ với các tổ chức tín dụng khác khi được Ban điều hành phê duyệt bằng văn bản với ý định quản lý vốn tập trung để tạo sức mạnh tổng hợp và tiết kiệm chi phí, trong thực tế khơng khuyến khích chi nhánh mở rộng hoạt động. Nếu bản thân HSC để xảy ra rủi ro phải trích dự phịng cao làm giảm hay mất lợi nhuận chung, dù chi
nhánh có làm tốt đến đâu, họ cũng không bao giờ được hưởng và thưởng đúng theo thành quả đã tạo nên.
- Với cách vận dụng cơ chế quản lý vốn tập trung hiện tại ở Vietinbank, khi
giao chức năng mua bán vốn về cho chi nhánh, HSC chỉ cho chi nhánh hưởng lãi
định mức trên mức huy động hay cho vay còn HSC hưởng trọn phần siêu ngạch do
chênh lệch với lãi suất thị trường với danh nghĩa HSC gánh chịu rủi ro lãi suất.
Trong thực tế, ngay khi vừa có tin đồn Nhà nước giảm lãi suất huy động vốn, HSC lập tức thông báo giảm giá mua vốn FTP, nhưng chưa vội giảm giá bán vốn FTP, tự tạo ra khoản chênh lệch đáng kể (lợi nhuận siêu ngạch).
2.3.2.9 Các chi phí quản lý điều hành chung được phân bổ về từng phòng, tổ trong chi nhánh theo tỷ lệ quỹ lương, tuy chưa hợp lý lắm nhưng vẫn tạm chấp tổ trong chi nhánh theo tỷ lệ quỹ lương, tuy chưa hợp lý lắm nhưng vẫn tạm chấp
nhận được. Nhưng các chi phí giao tế, tiếp khách của lãnh đạo nếu không thể phân bổ thẳng cho bộ phận nghiệp vụ nào sẽ là gánh nặng cho Phịng hành chính, là phịng khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, đối với người được quy hoạch vào diện cán bộ khung, trong q trình đào tạo, phí tổn là gánh nặng của đơn vị nơi họ
sẽ phát huy tại đơn vị khác. Cách hạch tốn chi phí này chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
- Với các Ngân hàng trên thế giới, cơ chế FTP tích cực hỗ trợ nhà điều hành
trong việc quản trị các nguồn lực nội bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần. Riêng với Vietinbank, cơ chế này trước mắt lý giải cách phân bổ tiền lương chưa hợp lý khi bộ phận tổ chức- lao động- tiền lương quá lúng túng trong
việc đánh giá chuẩn xác năng lực làm việc của từng người lao động và chưa sẵn sàng tự nhận trách nhiệm về sự đánh giá này để xác định mức lương hợp lý phải trả cho từng người lao động.
2.3.2.10 Các kiểu áp đặt trong phân nhiệm chức năng giữa HSC và CN.
Khi đưa chức năng bán hàng (sale) về chi nhánh, HSC chỉ muốn CN làm đại lý độc quyền cho các sản phẩm dịch vụ riêng của hệ thống mình, theo giá do mình áp, đại lý chỉ hưởng chiết khấu theo quy định. Như vậy, khi doanh số bán không như kỳ
vọng, đại lý phải bị giải tán, hay dời đến mặt bằng khác tốt hơn. Một phân tích sẽ kết luận lỗi do đâu, trên cơ sở ấy có phương án khắc phục.
-Do nhân sự có cung cách bán hàng chưa tốt
-Do sản phẩm cung ứng không hợp với thị hiếu tại địa phương -Do địa điểm không đắc địa
Đây là cách làm thụ động, nặng tính áp đặt, cho nên khơng thể đòi hỏi sự tuyệt đối ở người bán hàng mà phải có sự chia sẻ của Trung tâm vốn HSC.
Người bán hàng thực sự có quyền đặt yêu cầu về sản phẩm đối với nhà cung
cấp, thậm chí vì lợi ích của bản thân và trách nhiệm với người tiêu dùng sản phẩm, có thể thay đổi nhà cung cấp khác khiến người bán hàng này cực kỳ năng động dưới áp lực của cạnh tranh trên thị trường.
Sự phân biệt này giúp Trung tâm vốn HSC nhận thức đầy đủ hơn về chức năng
bán hàng để không xem người bán hàng cấp dưới là đối tượng thừa hành mà người
cộng tác đóng góp vào lợi ích chung. Giả sử người bán hàng là đối tác, HSC phải hết lòng chăm sóc họ vì họ là cầu nối giữa cung ứng và sử dụng dịch vụ, chính họ có vai trị định hướng cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại:
Thứ nhất, về việc triển khai ứng dụng cơ chế, ngân hàng công thương chưa có
phương pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học, thể hiện qua việc lúng túng
trong ứng dụng chương trình và kết quả kinh doanh thua lỗ của các chi nhánh trong những ngày đầu triển khai cơ chế mới.
Thứ hai, bản thân cơ chế quản lý vốn tập trung cũng có nhược điểm. Cần phải hiểu là khơng có một cơ chế nào tối ưu, bản thân cơ chế Quản lý vốn tập trung cũng chỉ giải quyết được một phần của những bất cập trong quản trị nguồn vốn của các
ngân hàng. Điều quan trọng là cách vận dụng linh hoạt của các nhà quản trị ngân
hàng đối với cơ chế này sao cho cơ chế phát huy hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung phải giải quyết
được 2 vấn đề trên: Phương pháp triển khai ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung
và Giải pháp khắc phục nhược điểm của cơ chế.
Kết luận chương 2
Đây là phần trình bày tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Vietinbank trên cơ sở so sánh nội dung cơ bản của hai cơ chế cũ và cơ chế mới – cơ
chế Quản lý vốn tập trung. Cơ chế này đã giúp các nhà điều hành (tại các Ngân
hàng trên thế giới) quản trị tốt hơn các nguồn lực nội bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Khi du nhập cơ chế này vào Việt Nam,
Vietinbank không lưu ý đến yếu tố môi trường để cơ chế quản lý vốn tập trung phát
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 7
TP HỒ CHÍ MINH
3.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2015:
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông
qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015; trong đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.”
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015,
Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các kế hoạch để thực hiện những định hướng phát triển phù hợp với xu thế mới.
3.1.1 Kế hoạch của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:
Chính sách tín dụng được xem xét với mức độ hợp lý:
Năm 2012, Quốc hội đã thông qua một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó,
tăng trưởng tín dụng hệ thống từ 15 - 17%. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính
sách tiền tệ theo mục tiêu này vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức 6 - 6,5%.
Những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của tín dụng là: phát triển nơng nghiệp
nơng thôn, đặc biệt là khôi phục sức sản xuất ở những vùng bị thiên tai, bão lụt; tập
trung sản xuất hàng xuất khẩu; phục vụ công nghiệp phụ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, đối với dư nợ cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại dành một tỷ trọng tín dụng thích hợp đối với những
Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng phi sản xuất trong năm 2012 và chế tài đối với những đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu 16% vào 31/12/2012.
Ngoài ra, dư nợ cho vay bất động sản cần được xem xét và điều chỉnh để có