Xác định được danh mục đầu tư theo chiến lược kinh doanh đúng đắn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)

1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Công

3.2.9 Xác định được danh mục đầu tư theo chiến lược kinh doanh đúng đắn

đắn:

Các thông báo từ HSC chỉ đưa ra giá mua/bán vốn FTP của HSC đối với CN cho từng loại huy động hay cho vay trong từng thời kỳ, chưa đưa ra được danh mục

đầu tư mang tính chiến lược nhằm định hướng hoạt động của CN. Các ngành nghề được giá bán vốn ưu đãi trong các thông báo của HSC như sản xuất nông hải sản,

làm hàng xuất khẩu,…thực chất chỉ là sự lập lại máy móc các chủ trương của Chính phủ. Trong thực tế không phải CN nào cũng tiếp cận được các ngành nghề nêu trong thơng báo, nếu muốn thì phải chạy sang địa bàn khác cạnh tranh với CN bạn, lại là điều khơng nên làm.

HSC chắc chắn có xây dựng danh mục đầu tư, công khai hay hiểu ngầm, nhưng

chưa phân bổ về từng CN. Có những khoản đầu tư HSC giành làm, không cho CN tham gia như đầu tư vào giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO), đấu thầu mua trái

ngoài hệ thống và trên thị trường hối đoái quốc tế, đầu tư tài chính,… Về các

nghiệp vụ này, CN chỉ được chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán lẻ ngoại tệ với khách hàng để hưởng một ít chênh lệch theo cơ chế FTP cho phép.

Danh mục đầu tư phải chỉ ra được mức đầu tư vào mỗi ngành bao nhiêu là vừa. Qua mạng thơng tin rủi ro nội bộ, CN có thể biết được, trên dư nợ chung tồn hệ thống, cịn tham gia thêm bao nhiêu nữa thì đến mức bảo hồ hay đến giới hạn rủi ro cao nhất có thể chấp nhận được. Cách làm hiện nay chỉ đưa ra cảnh báo rủi ro khi

CN đã đổ dư nợ quá cao vào một lĩnh vực cụ thể như vào bất động sản-xây dựng,

thuỷ điện năng, thép hay cung ứng tàu biển,…lúc đó dư nợ đã hình thành (tiền đã rời khỏi Ngân hàng) không dễ kéo giảm xuống. Cách làm này đẩy CN vào thế kẹt, vơ tình góp phần đưa nợ xấu tăng lên thay vì cùng kéo giảm xuống để đảm bảo chất

lượng tín dụng và củng cố uy tín thương hiệu.

=> Các giải pháp nêu trên sẽ phát huy tác dụng tốt khi đảm bảo được một số điều kiện sau: (1)Hệ thống công nghệ thông tin phải đủ tốt để theo dõi mọi giao

dịch phát sinh và tính tốn được lợi nhuận của từng giao dịch; (2)Làm công tác tư

tưởng cho cán bộ công nhân viên, họ phải hiểu được là khi quyền hạn của chi nhánh

bị thu hẹp cũng đồng nghĩa trách nhiệm cũng giảm đi; (3) Khi đã vận dụng thì phải theo đúng với lý thuyết của mơ hình FTP, hài hồ giữa lợi ích và trách nhiệm nếu khơng khó giữ chân được những cán bộ tốt có nhiều kinh nghiệm (điển hình là

trường hợp khống chế mức lương trần của nhân viên kho quỹ).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)