Về việc vận dụng các chính sách Marketing thuóc ung th ư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự vận dụng chính sách marketing nhóm thuốc ung thư tại thị trường việt nam giai đoạn 2002 2006 (Trang 74 - 76)

4.I.2.I. Về việc vận dụng chính sách sản phẩm trong marketing thuốc ung thư.

Các hãng dược phẩm liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng và hiệu quả điều tri cao hơn phục vụ cho công tác điều trị. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm nhập của các loại thuốc ung thư có chất lượng cao và đặc trị của các công ty dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam còn rất ít do những hạn chế của việc chi trả bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của ngưòi bệnh. Nếu tháo gỡ được những rào cản này thì các thuốc này sẽ dần dần lấn át các phác đồ quy ước đã có.

Đa số các hãng nhỏ sử dụng chiến lược “bắt chước” sản phẩm hoặc phát triển các sản phẩm Generic với lợi thế về giá cả để đáp ứng nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của bệnh nhân Việt Nam.

Đối với các công ty dược phẩm trong nước: Việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm có khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư chưa được các nhà sản xuất VN coi trọng. Số lượng sản phẩm quá ít, chất lượng không cao và

không có những chiến lược marketing phù hợp làm cho những SP trong nước gần như không có khả năng cạnh tranh vói các sản phẩm của các công ty nước ngoài.

Có thể thấy rằng, thuốc nước ngoài đăng ký nhập khẩu về cơ bản đã bổ sung nguồn thuốc phục vụ cho công tác điều trị bệnh.

4.1.2.2. Về việc vận dụng chính sách giá

Hầu hết các sản phẩm đi đầu, hàng chính hãng đều có xu hướng đặt giá cao cho sản phẩm và ổn định ngay từ khi tung ra thị trường nhằm tạo uy tín cho khách hàng ngay cả khi thị trường biến động. Còn các sản phẩm “ ăn theo” thường có mức giá thấp hơn, linh hoạt hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên điều này kéo theo mức giá của thuốc ung thư là rất cao so với khả năng chi trả của bệnh nhân. Đây cũng là vấn đề khá trăn trở của bác sỹ và bệnh nhân trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc.

4.1.2.3. Về việc vận dụng chính sách phân phối

Do đặc thù là bệnh chuyên khoa sâu nên hầu hết các bệnh viện chuyên khoa ung thư đều là các bệnh viện lớn cấp thành phố và trung ương. Vì vậy, việc lựa chọn kênh phân phối độc quyền và chọn lọc là hình thức phân phối được tất cả các nhà kinh doanh thuốc ung thư lựa chọn. Điều này tạo ra sự linh hoạt và thuận lợi hơn trong quá trình phân phối và triển khai những chiến lược marketing đi kèm.

4.1.2.4. Về việc vận dụng chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Đây là chiến lược được triển khai rầm rộ nhất trong giai đoạn này. Hâù hết các công ty đều tập trung nhiều chi phí cho hoạt động này nhưng mức độ phân chia chi phí có khác nhau.

Với các công ty dược phẩm hàng đầu thì chi phí này tập trung vào hoạt động thông tin thuốc, tổ chức hội thảo, tặng hàng mẫu là chính. Ngoài ra có thể tài trợ cho các hội nghị khoa học, các khoa phòng bệnh viện để tạo sự ràng buộc kê đơn.

Với các công ty nhỏ hơn thì chi phí này tập trung vào Marketing “đen” như trả lương tháng cho bác sỹ, tài trợ hoạt động ngoài chuyên môn của bác sỹ nhằm tác động đến việc kê đơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự vận dụng chính sách marketing nhóm thuốc ung thư tại thị trường việt nam giai đoạn 2002 2006 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)