CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.4. Định vị mơ hình VHDN của Qũy trợ vốn CEP
Để định vị mơ hình VHDN tại Qũy trợ vốn CEP, đề tài chọn bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI được phát triển dựa trên mô hình văn hóa tổ chức của Kim Cameron và Robert Quinn. Sử dụng bảng câu hỏi của OCAI nhằm xác định mơ hình
văn hóa thống trị trong bốn loại hình văn hóa (Văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo, văn hóa thị trường và văn hóa cấp bậc) theo sáu tiêu chí (Đặc điểm nổi trội, tổ chức lãnh đạo, quản lý nhân viên, chất keo kết dính của tổ chức, chiến lược nhấn mạnh, tiêu chí của sự thành công) của một tổ chức ở hiện tại và mong muốn trong tương lai.
Bảng 2.11: Đánh giá của CBCNV về mơ hình văn hóa của Qũy trợ vốn CEP.
Loại hình văn hóa Hợp
tác (A) Sáng tạo (B) Cạnh tranh (C) Cấp bậc (D) Tổng cộng Hiện tại (1) 22,69 20,02 25,14 32,15 100 Mong muốn (2) 27,34 23,48 22,69 26,49 100 Chênh lệch (2)-(1) +4,65 +3,46 -2,45 -5,66 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp).
Bảng câu hỏi ở phần 2 phụ lục 2, bao gồm 24 câu hỏi chia đều trong sáu tiêu chí, mỗi tiêu chí đánh giá có 4 câu hỏi (A, B, C, D) để xác định bốn loại hình văn hóa. Tổng điểm đánh giá cho 4 câu hỏi trong cùng một tiêu chí phải bằng 100 và được thực hiện cho hai cột là “Hiện tại” và “Mong muốn”. Thông tin thu thập được tính bằng cách tính trung bình cộng từng mục câu hỏi trong từng tiêu chí và sau đó lấy kết quả trung bình cộng của mỗi lựa chọn (A, B, C, D) của sáu tiêu chí và sử dụng số liệu này để vẽ biểu đồ Radar thể hiện mức độ nổi trội của từng loại hình văn hóa ở thời điểm hiện tại và mong muốn trong tương lai.
+ Nhận dạng mơ hình văn hóa hiện tại
Kết quả khảo sát cho thấy loại hình văn hóa thống trị hiện tại của Qũy trợ vốn CEP là Văn hóa cấp bậc với số điểm 32,15 trên tổng số 100 điểm. Với khoảng cách điểm kém hơn 7,01, loại hình văn hóa có số điểm cao kế tiếp là Văn hóa cạnh tranh (25,14). Các loại hình Văn hóa sáng tạo và Văn hóa hợp tác được đánh giá thấp hơn với số điểm lần lượt là 20,02 và 22,69. Như vậy, theo Khung giá trị cạnh tranh của văn hóa của Cameron và Quinn, VHDN hiện tại của Qũy trợ vốn CEP hướng về tính ổn
định và kiểm sốt.
Các đặc điểm chính của loại hình Văn hóa cấp bậc thể hiện rõ nét tại Qũy trợ vốn CEP. Đó là nơi mà mọi người làm việc trong một mơi trường có tổ chức chặt chẽ được quản trị theo quy trình nội bộ, có ý thức cao trong việc tuân thủ các nguyên tắc và quy định. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát ở phần đánh giá các cấp độ văn hóa ở phần trên, trong đó CBCNV Qũy trợ vốn CEP đã đánh giá cao vấn đề tuân thủ quy trình, quy định nội bộ. Các quyết định quản trị được đưa ra thường dựa trên các cơ sở vững chắc và luôn hướng tới hiệu quả thực hiện các mục tiêu cố định, ít khi mang tính sáng tạo, thử nghiệm phương pháp mới.
Nhìn chung, sự kiểm sốt chặt chẽ và sự đảm bảo ổn định lâu dài là nền tảng cơ bản VHDN của Qũy trợ vốn CEP. Cũng dựa trên nền tảng cơ bản này, loại hình Văn hóa cạnh tranh có chi phối đến VHDN của Qũy trợ vốn CEP tiếp sau loại hình Văn hóa cấp bậc. Những biểu hiện rõ nét của loại hình văn hóa này tại Qũy trợ vốn CEP là tính cạnh tranh, hướng tới thành tích của mọi cá nhân, bộ phận trong Qũy trợ vốn CEP. Trong công việc cũng như các hoạt động khác, mỗi CBCNV, mỗi bộ phận đều tìm mọi cách để đạt kết quả cao hơn người khác, đơn vị khác. Phong cách lãnh đạo và quản lý nhân viên cũng thường dựa trên định hướng kết quả, thành tích đạt được như doanh số cho vay, lượng thành viên, chỉ số tài chính....
+ Định vị mơ hình văn hóa mong muốn trong tư ng lai
Theo biểu đồ ở hình 2.4, có thể nhận thấy CBCNV Qũy trợ vốn CEP kỳ vọng có sự thay đổi về mơ hình văn hóa trong tương lai (đường màu đỏ) so với mơ hình văn hóa hiện tại (đường màu xanh) khá rõ nét. Họ mong muốn giảm bớt tính ổn định và kiểm soát trong văn hóa hiện tại (giảm điểm đánh giá Văn hóa cấp bậc và Văn hóa cạnh tranh) đồng thời gia tăng tính linh hoạt và tự do trong văn hóa tương lai (tăng điểm đánh giá Văn hóa hợp tác và Văn hóa sáng tạo). Trong đó, loại hình Văn hóa hợp tác với sự gia tăng điểm số nhiều nhất (+4,65) đã trở thành loại hình văn hóa mong muốn có số điểm cao nhất với 27,34 điểm. Như vậy, người lao động trong Qũy trợ vốn
CEP đã đánh giá cao Văn hóa hợp tác và mong muốn nó trở thành loại hình văn hóa thống trị trong tương lai, mong muốn được làm việc trong một môi trường cởi mở, thân thiện hơn, mọi người có sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau được CBCNV trong Qũy trợ vốn CEP kỳ vọng.
Trong khi đó, loại hình Văn hóa cấp bậc có sự sụt giảm điểm nhiều nhất với mức chênh lệch giữa mong muốn và hiện tại là -5,66 điểm. Tuy nhiên loại hình văn hóa này vẫn có số điểm cao thứ hai với 26,49 điểm và ít hơn loại hình Văn hóa hợp tác chỉ có 0,85 điểm. Rõ ràng là bên cạnh nhu cầu mong muốn được làm việc trong môi trường cởi mở, thân thiện hơn nhưng CBCNV trong Qũy trợ vốn CEP vẫn nhận thức rõ do tính đặc thù của nghề nghiệp nên cần thiết phải duy trì những nguyên tắc nhất định trong mọi hoạt động của DN.
Bên cạnh xác định hai loại hình văn hóa chính trong tương lai là Văn hóa hợp tác và Văn hóa cấp bậc thì CBCNV trong Qũy trợ vốn CEP cũng mong muốn tăng mức độ Văn hóa sáng tạo (với mức tăng điểm +3,46) đồng thời giảm đi những ảnh hưởng của Văn hóa cạnh tranh (với mức giảm điểm -2,45) để hai loại hình văn hóa này có mức độ ảnh hưởng chung lên văn hóa của Qũy trợ vốn CEP. Như vậy CBCNV trong Qũy trợ vốn CEP mong muốn có được một mơi trường làm việc linh hoạt, sáng tạo hơn, đồng thời cũng mong muốn giảm đi sự cạnh tranh, ganh đua, tranh giành thành tích trong các chi nhánh.
Hình 2.6: Mơ hình VHDN hiện tại và mong muốn của CBCNV Qũy CEP.
(Nguồn: Tác giả vẽ bằng biểu đồ Radar)
Từ kết quả khảo sát và điểm số đánh giá các loại hình văn hóa cũng như chênh lệch trong số điểm sẽ là cơ sở cho các giải pháp trong chương 3. Cơ sở thứ tự ưu tiên thực hiện giải pháp cho các loại hình văn hóa sẽ phụ thuộc vào mức độ mong muốn trong tương lai và số điểm chênh lệch. Giải pháp định hướng tăng cường loại hình văn hóa Hợp tác sẽ ưu tiên thực hiện trước, sau đó là giảm bớt văn hóa cấp bậc, tăng cường văn hóa sáng tạo và giảm bớt đi văn hóa cạnh tranh. Tuy nhiên, cần xem xét tới mối quan hệ của các loại hình văn hóa, bởi một giải pháp có thể ảnh hưởng tới nhiều loại hình văn hóa khi triển khai.