Giải pháp về cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2. Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Qũy CEP

3.2.3. Giải pháp về cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố

3.2.3.1. Triển khai tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động

- Về sứ mệnh của Qũy CEP: “Làm việc vì người nghèo và nghèo nhất nhằm cải

thiện an sinh bền vững thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính một cách thiết thực và hiệu quả”.

- Về viễn cảnh: “Là những cải thiện quan trọng trong đời sống của người nghèo

và nghèo nhất tại Việt Nam thông qua nỗ lực hoạt động của Qũy CEP. Qũy CEP luôn giữ vững là một tổ chức tài chính vi mơ chun nghiệp hàng đầu tại Việt Nam”.

Để có thể thực hiện được sứ mệnh của mình, Qũy CEP cần gắn liền hoạt động với những chuẩn mực về đạo đức và công việc nhằm hướng dẫn cho tất cả các thành viên cùng thực hiện, trong đó:

+ Mọi CBCNV của CEP cần được hiểu đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa cũng như phương thức hoạt động để đạt được sứ mệnh của CEP. CBCNV cần tin tưởng tuyệt đối vào định hướng này ngay từ khi mới được tuyển vào.

+ Mọi hoạt động của CEP đều hướng tới khách hàng – những thành viên nghèo và nghèo nhất ở khắp nơi, phát triển và cải thiện an sinh xã hội.

+ Mọi nhân viên CEP cần nêu cao tinh thần làm việc cống hiến, tận tâm, tận tụy với mục tiêu mang tới những đáp ứng tốt nhất cho khách hàng về vốn và những cải thiện hiệu quả trong đời sống qua những lần vay vốn của CEP, chính thành viên sẽ là người đánh giá hiệu quả hoạt động của CEP mang tới cho cộng đồng.

+ CEP luôn luôn thực hiện tuân thủ pháp luật, hành động khách quan, chính trực, minh bạch trong mọi hoàn cảnh. Trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay, việc một doanh nghiệp nổi lên với sự hài hòa của kinh doanh và trách nhiệm xã hội như CEP sẽ góp phần tích cực trong mơi trường kinh doanh nói chung và ngành Tài chính vi mơ

nói riêng.

3.2.3.2. Hồn thiện hệ giá trị cốt lõi

Một trong ba nhóm yếu tố tạo nên hệ giá trị cốt lõi mà Qũy trợ vốn CEP đã tuyên bố là Tôn trọng – đồng cảm – chia sẻ chưa được thực hiện tốt theo kết quả khảo sát, vì vậy trong phần này tác giả tập trung vào sự cải thiện nhóm yếu tố trên. Với nội dung:

- Tăng cường sự: “Tôn trọng – Đồng cảm – Chia sẻ” giữa nội bộ là điều cần được củng cố trước hết bắt đầu từ trong công việc hàng ngày. Để làm tốt cơng việc của mình, CBCNV cần tăng cường sự học hỏi, đúc kết kinh nghiệm và không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ theo thời gian. Sau đó, phải có sự hỗ trợ giúp đỡ cho đồng nghiệp, nhất là những bạn trẻ - non kinh nghiệm, thiếu tuổi đời, đồng cảm và hiểu được những khó khăn mà các bạn cịn đương đầu trong cuộc sống khi mới ra trường và hịa nhập vào cơng việc. Các bạn trẻ có thể sẽ sai sót, có va vấp, mắc lỗi trong giải quyết công việc, nhưng bằng sự tôn trọng và đồng cảm sẽ giúp nhau chia sẻ cùng tiến bộ và hồn thiện được kết quả cơng việc chung.

- Tăng cường sự tôn trọng – đồng cảm – chia sẻ giữa CEP với thành viên. Bằng việc áp dụng một cách triệt để những chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong cấp độ thứ nhất phần nào đã giúp xóa bỏ đi khoảng cách của CBCNV CEP với thành viên. Điều cần cải thiện thêm là giúp cho các bạn trẻ mới được tuyển cũng có những ứng xử tốt như các anh chị có kinh nghiệm, cần kèm cặp, đào tạo và nghiêm khắc xử lý khi có những hành động, lời nói, cử chỉ xúc phạm hay làm tổn thương thành viên nghèo.

3.2.3.3. Tuân thủ các quy trình quy định nội bộ

Như đã phân tích ở chương 2, hiện nay CEP đã ban hành “Quy trình kiểm sốt nội bộ” trong đó diễn giải từng đầu việc của mỗi vị trí kèm theo quyền lợi và trách nhiệm. Tuy nhiên, theo đánh giá của CBCNV thì quy trình trên cịn chưa chặt chẽ, cụ thể và chuẩn hóa, nên tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

các yêu cầu trong quy trình vào cơng việc thực tế và tìm ra những kẻ hở, những điểm có thể bị lợi dụng để nhân viên làm sai nghiệp vụ. Hiện nay, vẫn có những sự đan xen lồng ghép về nghiệp vụ và trách nhiệm nên đôi khi một việc có thể được nhiều người xử lý nhưng cũng có những việc khơng ai chịu trách nhiệm. Việc tăng cường những buổi tọa đàm đánh giá của các chi nhánh, phịng ban và khuyến khích sự đóng góp của những nhân viên trực tiếp làm việc sẽ giúp Ban giám đốc thu thập được nhiều thơng tin có ích, qua đó kịp thời phát hiện điều chỉnh để hồn thiện quy trình nội bộ.

+ Tính rõ ràng, cụ thể của một số đầu việc mang tính chung chung, chưa rõ ràng về nội dung và cả hình thức. Về nội dung, chưa mô tả rõ ràng chi tiết những yêu cầu về công việc, sự chuẩn bị cũng như cách thức thực hiện. Về hình thức, chưa áp dụng sơ đồ Flow chart để diễn tả quy trình khiến cho khó hình dung rõ về các bước phải làm, khi gặp trở ngại thì giải quyết như thế nào. Việc chuẩn hóa bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các đầu việc và sau đó ghi rõ nội dung và hình thức, dùng bảng Flow chart để đưa công việc vào quy chuẩn thống nhất.

+ Cập nhật, cải tiến liên tục và đánh giá quy trình nội bộ cũng là một việc cần được quan tâm. Theo thời gian, chính sách và quy định và cả cách làm cũng trở nên lỗi thời, việc cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi không chỉ giúp CBCNV tiếp cận được những cách làm tối ưu nhất mà cịn khuyến khích họ có những sáng tạo trong đóng góp ý kiến hồn thiện cơng việc. Khơng chỉ dừng lại đó, mỗi phiên bản thay đổi hay cập nhật nội dung quy trình nội bộ cần được đánh giá rõ ràng những điểm đã làm được, chưa làm được và sự cần thiết của thay đổi nhằm giúp nhân viên tin tưởng, khơng thấy phiền hà khi quy trình nội bộ thường xuyên thay đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)