Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 101 - 125)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình

Trong quá trình sáng tạo, lao động nghệ thuật, nhà văn Vi Thị Kim Bình luôn luôn có những tìm tòi, cố gắng để làm sao cho ngôn ngữ có thể phù hợp với nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm Các sáng tác của bà được viết bằng ngôn ngữ phổ thông nhưng mang đậm dấu ấn, hồn cốt của dân tộc mình. Trong các tác phẩm của bà, từ việc khắc họa phong cảnh quê hương, làng bản đến phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, cách nghĩ, cách cảm, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động, dáng đi, điệu cười, ánh mắt đều có những nét riêng, không thể trộn lẫn với vùng miền khác, dân tộc khác. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Vi Thị Kim Bình cũng mang những nét phong cách riêng, rất giản dị, mộc mạc, tự nhiên, mang đậm màu sắc dân tộc và miền núi, rất gần gũi và dễ đi vào lòng người. Điều này được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn.

3.3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện có vai trò then chốt trong tác phẩm tự sự, là yếu tố cơ bản thể hiện cái nhìn, giọng điệu và phong cách tác giả. Ngôn ngữ người kể chuyện có tính chất tĩnh tại, như lời dẫn chuyện, lời miêu tả thiên nhiên, cuộc sống..., có khi là lời trữ tình ngoại đề, lời khắc họa chân dung nhân vật hoặc miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả... Ngôn ngữ người kể chuyện vừa có vai trò then chốt trong phương thức tự sự vừa là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, thể hiện cái nhìn, giọng điệu và cá tính của tác giả.

Nhà văn Vi Thị Kim Bình là người dân tộc Tày đã sống, gắn bó và am hiểu sâu sắc con người, vùng đất cùng các phong tục tập quán của người dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tộc thiểu số nên ngôn ngữ người kể chuyện trong sáng tác của nhà văn là hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi. Đó là thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu gần gũi với cách tư duy, cách diễn đạt, nếp cảm, nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số ở vùng cao. Vi Thị Kim Bình là một cây bút hiền lành, giản dị nên ngôn ngữ người kể chuyện cũng rất giản dị, nhẹ nhàng, chân thành, thể hiện thái độ yêu thương, cái nhìn đầy nhân hậu, đầy sự cảm thông, trân trọng và sự gắn bó máu thịt giữa tác giả với con người, với cuộc sống miền núi cao biên giới.

Trong 51 truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, ở tác phẩm nào người đọc cũng đều có thể dễ dàng cảm nhận được khá rõ ràng hiện thực nơi đây qua những tên đất tên người, những sự vật sự việc, những sinh hoạt rất đặc trưng của người dân tộc Tày ở vùng đất Lạng Sơn - miền núi cao địa đầu của tổ quốc. Tên gọi những miền đất vừa quen, vừa lạ (đối với độc giả) của vùng đất Lạng Sơn thường được nhắc đến như: Đồng Đăng, Na Sầm, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Uyên, Bảo Lâm, Pác - Luống, Bản Trảng, Tà Lài, Mĩ Cao, Văn Thụ, Tu Đồn - Điềm He, Văn Quan, Kì Lừa, Bản Kìa, Hội Hoan, Bản Đú, Kéo - Coong, Bản Chang, ... Cùng với tên các địa danh là tên người mang đậm chất dân tộc như: Ké A Dim, A - Thoòng, Láy, A Báo, Noọng, Nhình, Chuối, Lim, Sử, Hạn, Pẩn, Pâu, Pẩu, Ọt, Lù...

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của Vi Thị Kim Bình chân thực, đầy tình cảm, nhiều khi người kể chuyện như hòa vào câu chuyện. Trong truyện Kho báu của bảy nàng tiên, cảm xúc của người kể chuyện đã hòa với cảm xúc của nhân vật: "Chúng tôi lau nước mắt lặng đi rất lâu. Chúng tôi lặng đi như ngày nào mẹ tôi kể cho tôi nghe. Khi tôi còn bé, mẹ tôi cũng lặng đi như thế. Mẹ tôi lặng đi vì tiếc của, chúng tôi lặng đi vì đau đớn, xót xa,

căm giận" [7]. Tình cảm căm giận, đau đớn, xót xa không chỉ là của người kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một người phụ nữ trí thức người dân tộc chân thật, nhẹ nhàng, dịu dàng nên khi viết về những người phụ nữ dân tộc, giọng điệu trần thuật của tác giả cũng rất mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sắc sảo. Trong những truyện ngắn: Niềm vui, Một ngày nghỉ, Cuốn băng màu da, Đặt tên, Những bông huệ trắng, Đốm sáng, Khanh, Mối tình đầu muộn

mằn, Ánh đuốc bên bờ suối, ... Vi Thị Kim Bình đã kể lại, đã miêu tả cuộc

đời, số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ dân tộc như: Y tá Vân, Y tá Nhình, Y tá Xuyến, Dược tá Minh, Nữ cứu thương Lê, Bác sĩ Tâm, bác sĩ Nam, y sĩ Minh, y sĩ Ngà, cô giáo Nhạn, Khanh, Minh, Hưởng, với giọng kể chứa đựng sự ngợi ca, trân trọng... Họ đều là những người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, giản dị, dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn biết vươn lên, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách để hướng tới tương lai. Ví dụ: Trong truyện ngắn Đặt tên, cô gái trẻ người dân tộc Tày tên Lê được tác giả dành bao tình cảm, bao yêu mến để xây dựng, khắc họa vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp tâm hồn người con gái vùng sơn cước này với những câu văn miêu tả ngắn gọn: "Nước mắt cô trào ra, lăn trên đôi gò má trắng hồng. Cô gạt nước mắt và chạy vội về nhà.... lúc sau, cô mang đến

cho anh một chiếc chăn bông mới tinh" [5].

Ở truyện ngắn Niềm vui nhân vật y tá Vân cũng hiện ra với giọng kể chứa đầy sự ngợi ca, sự trân trọng và yêu mến: " Mặt trời xuống thấp như ngó nhìn chị - người có nước da bắt nắng, có đôi mắt hiền từ, có giọng nói dịu dàng, êm ái. Người con gái có thân hình mảnh dẻ, mềm mại lại thắng được

những loại vi trùng độc ác, nguy hiểm, gây chết người" [5].

Trong truyện Những bông huệ trắng, hình ảnh những "những bông

huệ thơm ngan ngát, trắng muốt" được ví "như tấm áo choàng của người

thầy thuốc". Họ là "Những bông huệ thon thắn mảnh khảnh nhưng dịu dàng

và vững vàng" [7]. Đây là hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa lãng mạn đã làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, được lựa chọn, chắt lọc cho phù hợp với từng tình huống, lứa tuổi. Trong những truyện ngắn như Em bé bị lạc, Con không đi chân đất mẹ nhỉ?, Giấc mơ tiên, Chú vịt vênh vang, Cô tiên xuống chợ, Hai vành khăn

trắng, Bạn Lan không phải con cô giáo... ta thấy ngôn ngữ tác giả sử dụng

rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ cảm, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Trong truyện Con không đi chân đất mẹ nhỉ, thông qua câu chuyện người mẹ kể cho bé Oanh về việc bé Vân không chịu đi dép, đâm phải mảnh bóng đèn nhà bà Thàm tác giả đã khéo tạo ra những tình tiết để có thể thấy được tính giáo dục cao thông qua ngôn ngữ kể chuyện hết sức ngắn gọn. Tình tiết thứ nhất là "Chị Vân co chân lên khóc, vừa khóc chị vừa nói: Bố về bố

mắng chết!" [7]. Tình tiết thứ hai là "Bé Oanh tròn xoe đôi mắt, hai hàng mi

cong ngước lên nhìn mẹ rồi nó: Mẹ ơi! Con không đi chân đất mẹ nhỉ" [7].

Kiểu câu kể trong hai tình tiết trên đã khiến cho ngôn ngữ nhân vật (lời trực tiếp) biến thành ngôn ngữ người kể chuyện (lời gián tiếp). Người mẹ trong câu chuyện đã rất khéo léo trong việc dạy con. Qua câu chuyện, người mẹ đã để cho đứa trẻ tự nhận thấy việc đi chân đất là rất nguy hiểm để thốt lên lời nói rất ngây thơ "Mẹ ơi! Con không đi chân đất mẹ nhỉ" [7].

Truyện ngắn Em bé bị lạc cũng vậy. Với cách dẫn dắt ngắn gọn, qua câu chuyện của một em bé bị lạc, người mẹ đã dạy con biết rõ nguồn gốc của mình, cho con hiểu biết về mọi người xung quanh, về nơi sinh ra và cao hơn nữa là biểu hiện của tình thương vô bờ của người mẹ với con mình.

Khi miêu tả ánh trăng trong con mắt của Hoan - một đứa trẻ mười tuổi trong truyện Giấc mơ tiên, nhà văn đã diễn tả bằng những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với suy nghĩ của trẻ thơ: "Mọi lần ông trăng có màu vàng như màu của như màu của những hạt lúa chín. Còn hôm nay, ông trăng to như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình rất ngắn gọn, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với đồng bào các dân tộc miền núi đồng thời nó cũng phát huy được tác dụng tích cực trong việc thức tỉnh, giáo dục đem ánh sáng của văn minh, của khoa học đến với người dân tộc vùng núi cao biên giới.

Đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen tư duy theo kiểu trực quan, có lối nói, lối diễn đạt giàu hình ảnh và hay so sánh, ví von. Là nhà văn người dân tộc Tày, gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người vùng núi cao biên giới nên ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình rất gần gũi với cách tư duy, cách diễn đạt, nếp cảm, nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình, được tạo nên bởi phương thức so sánh, ví von, liên tưởng. Những so sánh liên tưởng nhiều khi mang tính trực giác, gắn bó với sự vật hiện tượng quen thuôc và gần gũi với cách cảm, cách nói của người miền núi. Ví dụ như khi nhìn thấy các y bác sĩ của bệnh viện lao, Vân đã có những liên tưởng rất đẹp: "Vân nhìn các chị mặc áo trắng, cả mũ và khẩu trang đều trắng, các chị đi đi lại lại ven sườn núi trông như

những cánh hoa kim ngân lóng lánh trong ánh nắng buổi sớm" [5]. Sự liên

tưởng đó vừa mang đậm tính hình tượng và cũng đầy lãng mạn. Hoặc khi miêu tả dòng sông Kì Cùng nhà văn viết: "Mùa thu, dòng sông Kì Cùng nước trong xanh như đáy mắt của các cô con gái. Dòng sông uốn khúc lướt nhẹ nhàng dưới chân núi như một chiếc khăn ni-lông màu xanh da trời quàng trên

vai người thiếu nữ bay trong gió" [7]. Cảnh dòng sông Kì Cùng hiện ra thật

đẹp, thật thơ mộng bằng những hình ảnh so sánh rất gần gũi, thân quen với người dân miền núi. Lối so sánh trong ngôn ngữ của Vi Thị Kim Bình không cầu kì, hoa mĩ mà rất giản dị, hồn nhiên, mộc mạc: "Ninh dúi vào tay chị một

chiếc bánh chưng gù nặng như một con lợn con [5]", hay "Bệnh nhân thì râu

tóc rậm như khóm lau" [7]... Để diễn tả diễn biến tâm lí của nhân vật, nhà văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

như: "Lời nói ấy như bàn tay của con gấu với những móng nhọn hoắt đang

bóp chặt lấy trái tim Tâm" [29]; hoặc khi miêu tả chàng trai dân tộc khỏe

mạnh, Vi Thị Kim Bình viết: "người anh tròn trùng trục, da đen nhánh như

những ống bương để trên gác bếp" [7]. Khi nói tới cảnh nghèo khổ của người

dân tác giả đã khéo sử dụng hình ảnh liên tưởng: "Trong nhà nhẵn thín. Kéo

cành gai qua nhà cũng không có gì vướng vào nữa" [5]...

Một nét rất đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật của Vi Thị Kim Bình là nhà văn đã sử dụng rất nhiều những thuật ngữ trong ngành y. Khảo sát toàn bộ Truyện ngắn và Kí của Vi Thị Kim Bình chúng tôi thấy có 19 truyện ngắn ngôn ngữ người kể chuyện sử dụng các thuật ngữ của ngành y. Điều đó cũng hoàn toàn dễ lí giải vì Vi Thị Kim Bình là một thầy thuốc viết văn nên ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của một người thầy thuốc. Và cũng chỉ có người trực tiếp làm trong ngành y như Vi Thị Kim Bình mới có cách sử dụng ngôn ngữ như vậy. Ví dụ như: Khi miêu tả quá trình đỡ đẻ cho một sản phụ của y tá Nhình trong truyện ngắn Một ngày nghỉ nhà văn viết: "Sau khi bấm ối, quả nhiên đứa trẻ lọt xuống một cách dễ dàng, sản phụ rặn thêm một hơi nữa, đứa trẻ đã ra khỏi lòng mẹ và cất tiếng khóc. Cô đang loay hoay băng rốn cho đứa trẻ thì bỗng nhiên, một tiếng "ộc" mạnh, huyết chảy ra lênh láng,

sản phụ bị băng huyết, chân tay duỗi thẳng, mắt trợn ngược" [5]. Những

thuật ngữ như: bấm ối, sản phụ, băng rốn, huyết, băng huyết... được sử dụng trong đoạn văn cho thấy nhà văn phải là người am hiểu sâu sắc những công việc của một nữ hộ sinh trong bệnh viện.

Trong truyện ngắn Người bệnh là một cô gái xa lạ, những từ ngữ trong ngành y cũng được tác giả sử dụng tối đa khi nhà văn miêu tả chi tiết những đau đớn của người bệnh: "Người bệnh nằm thẳng đơ như một khúc gỗ. Lưng cô ưỡn vồng lên như một chiếc cầu cong... Cơn co giật gần như liên tục.

Nhiều lần bệnh nhân ngừng thở vì cơn co giật quá mạnh" [7]; hoặc hình ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thần, thuốc kháng sinh đều cho tới liều cao nhất" nhưng cũng không thắng

được "những con vi trùng bé li ti mà mắt thường không ai nhìn thấy" [7]. Hoặc miêu tả những động tác phẫu thuật của bác sĩ Tâm trong truyện Những

bông huệ trắng cũng được nhà văn thể hiện rõ qua thứ ngôn ngữ mang đậm

tính nghề nghiệp như: "Bác sĩ Tâm thận trọng kéo lên từng đoạn ruột, khúc ruột phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thở của Đức... Trong bóng tối Tâm rờ lên ruột nạn nhân xem nạn nhân còn thở không, một tay cầm chiếc panh cặp chặt mạch máu... Tâm bình tĩnh tháo găng, banh hai mí mắt nạn nhân xem, niêm

mạc mắt nhợt nhạt..." [7]. Trong truyện Nhớ người thầy có đôi bàn tay vàng

nhà văn đã ca ngợi sự khéo léo của bác sĩ Kim Tịnh bằng một loạt các từ ngữ kiểu này: "Trong khi mổ, đôi bàn tay bác sĩ thao tác mềm mại, nhanh nhẹn, chính xác. Bác sĩ cầm dao, kéo và panh bằng hai tay thuần thục. Mổ đến đâu bác sĩ cầm máu ngay đến đó. Bệnh nhân hồi phục nhanh do lượng máu mất không đáng kể. Đôi bàn tay bác sĩ khâu ổ bụng, đóng thành bụng nhanh thoăn thoắt như múa. Số bông, gạc thấm máu cho bệnh nhân chỉ bằng một phần tư của một ca do các bác sĩ khác thực hiện. Vết khâu lúc nào cũng khô và sạch, khi cắt chỉ không bao giờ có hiện tượng máu, nước vàng rỉ ra nên vết

sẹo rất đẹp, thẳng như một đường chỉ" [7]...

Hoặc khi miêu tả lại kết cấu của "Phân viện ngoại khoa Chùa Tiên"

trong truyện ngắn Cung điện, nhà văn viết: "Tầng một được chia thành sáu phòng nhỏ, bên trái để bệnh nhân vừa mổ xong. Ngoài cùng bên phải là phòng khám. Sau phòng khám là phòng tiêm thuốc. Sau phòng tiêm thuốc là phòng rửa tay, sau phòng rửa tay là phòng vô trùng. Ở ngách sâu hơn, thấp hơn là nơi đặt máy X.quang...Tầng hai là hội trường và cũng là phòng giao

ban buổi sáng cảu các y, bác sĩ" [7]... Chỉ với những câu văn miêu tả ngắn

gọn, nhà văn đã tái hiện trước mắt người đọc một kết cấu đặc biệt của một

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 101 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)