7. Bố cục của luận văn
3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Như đã biết, văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ văn học là
"Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học" [13]. Ngôn ngữ
văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân, được chọn lọc và gọt rũa qua quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn. Nó là phương thức tồn tại, phương thức biểu hiện của nội dung, đồng thời nó còn biểu hiện trực tiếp và rõ nét cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn.
Ngôn ngữ nghệ thuật ra đời qua quá trình sáng tạo của nhà văn nên nó mang dấu ấn, màu sắc riêng của từng tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại của nhà văn. Khi các nhà văn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.
Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố vật chất duy nhất trong tác phẩm văn học. Qua ngôn ngữ, người đọc khám phá được bao điều trong tác phẩm: thế giới hình tượng, tư tưởng, quan niệm... mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nghệ thuật lại chứa đựng cả thế giới mà nhà văn sáng tạo từ cảnh vật, con người đến cốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
truyện, kết cấu, chủ đề... Trong mối quan hệ chặt chẽ ấy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phương thức tồn tại, phương thức biểu hiện của nội dung, đồng thời nó còn biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách và tài năng nhà văn.
Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự bao gồm hai thành phần cơ bản đó là: ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.