7. Bố cục của luận văn
1.2.1. Vài nét về nhà văn nữ dân tộc Tày Vi Thị Kim Bình
Nhà văn Vi Thị Kim Bình là người dân tộc Tày, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1941 tại làng Pá Phiêng, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm công nhân gác ghi ở ga xe lửa Na Sầm - một thị trấn nhỏ bé, heo hút (mà thời bấy giờ người ta chỉ cần nghĩ đến là đã thấy sợ). Khi mới lên 6 tuổi nhà văn đã phải theo gia đình đi tản cư vào xã Hội Hoan, Bản Đú, Kéo Coong, vùng An toàn khu. Với quan niệm: để
tiền, để của không bằng để cái chữ cho con sau này nên trong kháng chiến
chống Pháp, dù khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng bố mẹ vẫn cho anh chị em Kim Bình đi học. Kim Bình là con út, hồi nhỏ thường được anh trai lớn lúc đó là nhân viên bưu điện thường hay mang sách báo về nhà, nên cô em cưng nhỏ bé nhất nhà cũng được đọc rất nhiều. Với ước mơ trở thành một thầy thuốc, Vi Thị Kim Bình đã đi học trường cán bộ y tế Trung ương tại Hà Nội. Vào thời đó, một cô gái Tày được đi học ở Hà Nội là rất hiếm.
Tốt nghiệp ra trường Vi Thị Kim Bình về làm việc tại bệnh xá huyện Bắc Sơn. Nhà văn tâm sự: "Mảnh đất Bắc Sơn là cái nôi cách mạng. Nơi đây vừa đẹp, vừa thơ mộng, vừa huyền bí và rất hùng vĩ. Nhân dân thật thà, tốt bụng, quý trọng cán bộ. Trong những đêm trực im ắng ở một nơi hoang vắng, với ngọn đèn dầu leo lét, tôi ngồi đọc sách và viết truyện để quên đi nỗi sợ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nỗi buồn mênh mông". Vì thế, khi đọc được thông báo có cuộc thi viết truyện
ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, cô y sĩ trẻ đã này ý nghĩ sẽ viết một truyện gửi đi. Truyện ngắn Đặt tên ra đời ngay trong đêm hôm đó. Câu chuyện ngắn gọn, đơn giản với lối viết mộc mạc, chân thật nhưng tràn đầy cảm xúc của một thiếu nữ dân tộc vừa bước vào tuổi đôi mươi. Tác phẩm đã đạt giải Khuyến khích của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962 và đây là động lực để Vi Thị Kim Bình vững bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Cuối năm ấy, Vi Thị Kim Bình được mời đi nhận giải. Lúc bấy giờ Vi Thị Kim Bình là cây bút nữ duy nhất, lại là người dân tộc được giải của cuộc thi nên mọi người rất quan tâm, động viên.
Đầu năm 1967, Vi Thị Kim Bình được đi học lớp Bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ khóa II tại Quảng Bá, Hà Nội. Năm 1968, nhà văn được kết nạp vào hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. Năm 1988, Ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam đã có Nghị quyết kết nạp Vi Thị Kim Bình là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1993, nhà văn là một trong những hội viên của Hội đồng sáng lập Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Là một cán bộ ngành Y, bản thân Vi Thị Kim Bình đã thấm nhuần y
đức "thầy thuốc như mẹ hiền", bà là người luôn tận tụy với công việc, làm
việc với cái tâm của người thầy thuốc. Viết văn cũng vậy. Nhà văn cũng viết bằng cái tâm của mình. Vừa làm thầy thuốc, vừa viết văn, hai công việc tưởng như là khác xa nhau nhưng đã hòa quyện làm một trong tâm hồn của người nghệ sĩ. Lòng nhân ái của nghề nghiệp, sự nhạy cảm tinh tế trước cuộc sống hòa chung với nhịp đập trái tim của nhà văn. Nhà văn từng tâm sự: “Tôi yêu cả hai nghề. Nghề y giúp mình biết giữ gìn sức khỏe cho cộng đồng và cho bản thân. Nghề viết văn là nghề sáng tạo thật kì diệu. Viết là để làm vơi đi nỗi đau của người đời và cho lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, trong sáng. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vừa chữa bệnh cứu người về thể xác, vừa sáng tạo văn học nghệ thuật làm phong phú đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc mình nên đề tài mà Vi Thị Kim Bình thường phản ánh trong tác phẩm của mình là đề tài y tế. Chính bệnh viện là mảnh đất màu mỡ nảy sinh, nuôi dưỡng những tác phẩm văn học của nhà văn. Nhà văn cho rằng: "Nghề thầy thuốc đã giúp tôi trở
thành người cầm bút trung thực" và đồng thời nghề văn cũng giúp tôi làm tốt
hơn công việc của người thầy thuốc. Những nhân vật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình đều là những bạn bè, đồng nghiệp, những bệnh nhân, những câu chuyện là từ cuộc đời thực của họ. Họ là những y, bác sĩ yêu nghề, tận tụy với bệnh nhân, chấp nhận sự vất vả thiếu thốn, nguy hiểm để cứu người, đem lại sự sống cho bệnh nhân. Trong những tác phẩm đó ta luôn thấy được tấm lòng ưu ái, trân trọng và yêu thương con người của tác giả. Lòng nhân ái của nghề nghiệp, sự nhạy cảm, tinh tế trước cuộc sống của nhà văn hòa chung trong nhịp đập trái tim của bà. Với Vi Thị Kim Bình những người viết văn "là
những người giàu có về tâm hồn và có một tấm lòng nhân hậu". Nhà văn viết
văn là để sống, để tự giãi bày, tự hoàn thiện và khám phá về bản thân cũng như về con người, cuộc sống nơi vùng cao biên giới.
Bên cạnh đề tài y tế, sáng tác của Vi Thị Kim Bình còn phản ánh cuộc sống và con người miền núi trong các giai đoạn lịch sử. Truyện ngắn của nhà văn phần lớn lấy cảm hứng từ những con người thật trong cuộc sống gắn bó thường nhật với mình ở một vùng núi cao biên giới. Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình dung dị mà tinh tế bởi nó xuất phát từ lòng nhân ái, sự nhạy cảm, tinh tế trước cuộc sống và niềm tin mãnh liệt vào con người miền núi của nhà văn dân tộc thiểu số này. Với cách viết giản dị, nhà văn đã đem đến cho người đọc niềm tin yêu cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người dù ở thời chiến hay thời bình. Có thể khẳng định dù viết về đề tài gì, nhà văn vẫn giữ được tấm lòng ưu ái, trân trọng, yêu thương con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về mặt nghệ thuật, có thể nhận thấy Vi Thị Kim Bình có một cách viết khá rõ ràng, giản dị, dễ hiểu. Với mục tiêu viết cho đồng bào dân tộc mình và để thông qua đó đưa ánh sáng văn hóa, văn minh về với miền rùng núi xa xôi, hẻo lánh thì "cách viết rõ ràng, suôn sẻ, dễ đọc như vậy một thời cũng phát
huy được tác dụng tích cực của nó" [21]. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và
nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn cũng bám sát mục tiêu này. Cốt truyện cứ theo trình tự thời gian mà diễn ra và cuối cùng có một kết cục tốt đẹp; còn nhân vật thì thường là những con người mang tính chất "gương mẫu
và khuôn mẫu" [21] - đó là những con người giàu lòng nhân ái, có trình độ
hiểu biết và luôn mong mỏi chứng minh chân lí của khoa học cho đồng bào dân tộc mình biết nhằm làm thay đổi nhận thức của họ. Là một nhà văn dân tộc thiểu số viết về dân tộc mình nên Vi Thị Kim Bình đã sử dụng ngôn ngữ phổ thông nhưng mang dấu ấn đặc trưng cho hồn cốt của dân tộc mình. Đó là thứ ngôn ngữ nghệ thuật rất chân thật, mộc mạc, không cầu kì, gần gũi và dễ đi vào lòng người.
Hơn nửa thế kỉ cầm bút viết văn như một nhu cầu sống bên cạnh nghề y cao quý - nhà văn đã lặng lẽ vượt qua bao khó khăn, vất vả để kiên tâm theo đuổi và nuôi dưỡng niềm đam mê văn chương của mình. Sáng tác của nhà văn thường là những câu chuyện dung dị mà cảm động. Những nhân vật hấp dẫn lôi cuốn người đọc bởi hành động và nhân cách cao đẹp. Đó là những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống nhưng cũng hết sức bình dị, gần gũi như con người trong cuộc sống thường ngày.
Là một y sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, công việc rất bận rộn với biết bao khó khăn, vất vả những Vi Thị Kim Bình vẫn gắn bó với văn chương, vẫn đều đều có các tác phẩm in ở địa phương và Trung ương. Ngoài ba tập truyện ngắn in chung: Chữ thập đỏ, Ánh sáng cây đèn biển, Đường qua mùa
hoa đào, đến nay Vi Thị Kim Bình đã có ba tập truyện ngắn được in riêng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
văn đã giành được nhiều giải thưởng văn học như: giải Khuyến khích của tuần báo Văn nghệ (1962,1968); Năm 1970, được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác giả viết về đề tài dân tộc thiểu số miền núi; Năm 1985, đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tác giả có tác phẩm xuất sắc nhân kỉ niệm 40 năm thành lập nước; Năm 1987 đạt giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi đề tài Lâm nghiệp Lạng Sơn cho truyện ngắn Chiếc khăn
quàng màu xanh; Năm 1995, nhận giải B giải thưởng Văn học - Nghệ thuật
Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất; Đặc biệt, năm 2000 khi đã ở tuổi lục tuần, nhà văn vẫn giành giải Nhất cuộc thi "Thư viết cho người yêu" do tạp chí Thế giới trong ta tổ chức. Những giải thưởng đó đã góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp đáng trân trọng của Vi Thị Kim Bình đối với bộ phận văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, phụ nữ viết văn nói chung còn hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà phụ nữ viết văn là người dân tộc thiểu số lại càng hiếm. Chính vì vậy, nhiều cơ quan báo chí, Xuất bản ở Trung ương đã đề nghị Vi Thị Kim Bình về công tác ở cơ quan Xuất bản, Y tế, Hội Nhà văn nhưng nhà văn đều từ chối. Bà chỉ muốn vừa làm y tế ở quê hương vừa viết về những con người miền núi thân thương của mình, về mảnh đất Lạng Sơn – nơi biên giới địa đầu của tổ quốc. Chỉ điều này thôi cũng đã đủ khẳng định: bà là một người phụ nữ dân tộc rất yêu mến và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người miền núi. Cũng chính vì thế chăng mà hầu hết những tác phẩm của bà chỉ xoay xung quanh việc miêu tả, phản ánh cuộc sống, con người và thiên nhiên miền núi với tất cả tình cảm yêu mến và sự tâm huyết của mình.