Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 76 - 78)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự

Cốt truyện là "hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu và tư tưởng nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong

hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch" [13, tr.

99]. Theo Lê Huy Bắc, "cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào... Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự truyền thống, cốt truyện đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Thông qua cốt truyện, người đọc có thể dùng tóm lược lại nội dung câu chuyện mà nhà văn đã kể. Hiện thực vận động trong tác phẩm theo chiều tuyến tính, giúp người đọc định hướng rõ ràng khi tiếp nhận.

Văn xuôi dân tộc thiểu số có nét đặc trưng là mang tính truyền thống rõ rệt trong hình thức nghệ thuật và trong nội dung phản ánh. Đa số các tác phẩm tự sự dân tộc thiểu số hiện đại vẫn trung thành với kết cấu truyện theo quy luật nhân-quả truyền thống. Xét theo tiêu chí thời gian, loại cốt truyện phổ biến nhất trong văn xuôi các dân tộc thiểu số là cốt truyện xảy ra trong thời gian tuyến tính (tự sự theo mạch thẳng thời gian, duy trì quan hệ nhân quả). Thời gian trần thuật thường trùng với thời gian cốt truyện. Việc trần thuật theo dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả là người dân tộc thiểu số dễ theo dõi, nắm bắt nội dung, ý nghĩa của truyện một cách dễ dàng (nhưng đây cũng là một hạn chế của văn xuôi các dân tộc thiểu số).

Xét theo tiêu chí nhân vật, cốt truyện thường gặp trong văn xuôi các dân tộc thiểu số là cốt truyện đơn tuyến. Phần lớn các tác phẩm viết về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các khía cạnh hiện thực khác, đều có ít nhân vật và nếu có phân tuyến cũng chỉ bao gồm hai tuyến chính - tà, không có tuyến trung gian, số lượng sự kiện cũng ít nên hầu như không có sự đan xen nhiều tuyến truyện. Các truyện thường đơn nghĩa, chỉ có phần nổi mà ít có những tầng nghĩa chìm và biểu tượng hai mặt, do đó chiều sâu và khả năng tạo sự tiếp nhận đa chiều cho người đọc có phần bị hạn chế. Rất nhiều những tác phẩm của các nhà văn người dân tộc thiểu số như: Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Triều Ân, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Sa Phong Ba, Hà Thị Cẩm Anh... có chung một mô típ cốt truyện, có chung công thức: cái mới đấu tranh với

cái cũ; cái mới đi tiên phong, năng động, tìm tòi, dũng cảm vượt qua những

cản trở; cái cũ bị tác động, lay chuyển dẫn đến thay đổi trong nhận thức hoặc buộc phải lùi bước trước cái mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo quan niệm truyền thống thì cốt truyện bao gồm các thành phần là:

thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Trong các thành phần trên thì phần mở

nút là phần đặc điểm nhưng cũng là phần hạn chế trong cốt truyện của văn xuôi dân tộc thiểu số. Kết thúc trong các tác phẩm này thường là lối kết thúc có hậu, dễ dãi, được bố trí, sắp đặt, dễ đoán trước. Xây dựng lối kết thúc như vậy - một mặt nhà văn giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt cốt truyện, dễ hình dung ra nhân vật, có thái độ yêu ghét rõ ràng, rất phù hợp với tâm lí cũng như khả năng tiếp nhận của người miền núi - nhưng mặt khác lại khiến cho nhân vật trở nên giản đơn về tính cách, và điều đó có lẽ không hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển của cuộc sống vốn nhiều đa đoan, phức tạp như cuộc sống trong cơ chế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)