7. Bố cục của luận văn
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình
Hiện lên trong các trang văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số là một thế giới con người miền biên viễn xa xôi. Thời kì đầu, nhân vật trung tâm của văn xuôi dân tộc thiểu số là người nông dân miền núi, về sau mở rộng tới các tầng lớp trí thức dân tộc và nhiều tầng lớp xã hội khác gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi thời kì đổi mới. Ngoài ra, còn có các nhân vật là những cán bộ, bộ đội, nhân dân... miền xuôi lên miền núi tham gia lao động và chiến đấu xây dựng quê hương mới vùng địa đầu Tổ quốc..
Phần lớn các nhà văn dân tộc thiểu số khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình đều chịu ảnh hưởng của thi pháp văn học dân gian với kiểu nhân vật chức năng. Đặc trưng của loại nhân vật này là thường mang một nét tính cách nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm mà không có sự xáo trộn, đan xen. Nhân vật chính thường là những con người được lí tưởng hóa, mang vẻ đẹp toàn diện, từ hình thức bên ngoài đến phẩm chất, nhân cách bên trong. Họ thường là những con người giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh, giàu nghị lực, luôn cố gắng vươn lên vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. Sự chân thật, mộc mạc và bản chất lương thiện là đặc trưng cơ bản của các nhân vật đại diện cho cái đẹp, cái thiện mà các nhà văn người dân tộc thiểu số thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, các nhà văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người dân tộc thiểu số không chú ý nhiều đến việc khắc họa cá tính và đời sống tâm lí của nhân vật mà chỉ chú ý đến việc khắc họa về ngoại hình và hành động để làm nổi bật tính cách chân thật, hồn nhiên, trong sáng của nhân vật. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học dân tộc thiểu số thời kì hiện đại.
Vi Thị Kim Bình đã xây dựng trong các truyện ngắn của mình một loạt các hình tượng nhân vật là chính những người dân xứ Lạng quê chị. Đó là những bác sĩ, y tá, hộ lí, bệnh nhân - những đồng nghiệp, những người gắn với nghề thầy thuốc của chị; đó còn là những người dân miền núi khác với bản chất mộc mạc, giản dị, nhân nghĩa, thủy chung giàu nghị lực, giàu đức hi sinh. Bên cạnh đó, còn có những nhân vật là cán bộ, bộ đội, những kĩ sư lâm nghiệp, những giáo viên hoặc những người lao động bình thường khác là người miền xuôi lên sinh sống, làm việc tại nơi này ... Hầu hết các nhân vật đều được nhà văn xây dựng theo thi pháp truyền thống. Với những nét đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình, qua miêu tả hành động và tâm lí của nhân vật.
3.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình
Như đã biết, ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật văn học. Qua việc miêu tả nhân vật, nhà văn có thể khơi gợi cho người đọc những liên tưởng chính xác về một con người với những đặc điểm riêng. Đối với người viết, việc miêu tả ngoại hình không đơn thuần là vẽ nên trước mắt người đọc một con người sơ cứng, giản đơn mà dựng nên chân dung một con người thật, một cá thể sinh động, hấp dẫn, thể hiện được quan niệm, tư duy nghệ thuật của tác giả ở trong đó.
Khảo sát truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, có thể thấy trong hầu hết các tác phẩm của mình, nhà văn thường sử dụng nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa hình tượng nhân vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các tác giả văn học dân tộc thiểu số thường lấy thiên nhiên, núi rừng làm vẻ đẹp chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người nên thủ pháp so sánh, liên tưởng là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của các cây bút này.
Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình cũng mang đặc trưng đó. Khi khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật nữ nhà văn thường so sánh vẻ đẹp ngoại hình của người con gái miền sơn cước với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Trong truyện ngắn Mối tình
nghiệt ngã, tác giả đã miêu tả ngoại hình nhân vật Mão qua những hình ảnh
so sánh thật cụ thể với vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng xứ Lạng: "Chị Mão đẹp một cách rạng rỡ... Da chị trắng hồng như cánh hoa đào Mẫu Sơn quê hương chị. Đôi môi chị tươi cười, đỏ thắm như những cánh hoa Bích đào. Đôi mắt
to, đen ngơ ngác, hồn nhiên" [7]. Chỉ bằng những so sánh rất giản dị, quen
thuộc người đọc có thể thấy được nét xinh đẹp, rực rỡ, tươi thắm của người phụ nữ này. Có khi nhà văn lại lấy hình ảnh những cánh hồng nhung mơn mởn để gợi tả đôi môi người con gái miền núi xinh đẹp: "Đôi môi hình trái
tim đỏ mọng như một cánh hồng nhung" [7]. Đôi môi của người con gái miền
sơn cước thật tươi, thật thắm, đầy sức sống. Hay khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của Hưởng trong truyện ngắn Ánh đuốc bên bờ suối tác giả cũng chú ý miêu tả "đôi môi rất nét, đỏ mọng của cô như hai cánh hoa bích đào"; cô Đẹp trong truyện ngắn Người bệnh là một cô gái xa lạ cũng được nhà văn chú ý miêu tả đôi má bằng hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Hai má cô hồng như hai
quả hồng chín, đỏ mọng" [7]. Nhân vật Hoa và Cầm trong truyện ngắn
Hương rừng cũng là những cô gái mang nét đẹp của "hai bông hoa rừng" xứ
Lạng rực rỡ, xinh tươi, trong sáng...
Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn cũng muốn khắc họa phần nào hoàn cảnh sống và tâm lí, tính cách nhân vật. Ví dụ như việc miêu tả những nét ngoại hình ba thầy giáo miền xuôi lên công tác ở vùng núi cao biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giới trong truyện ngắn Hương rừng đã cho thấy rõ điều đó. Thầy giáo Bách người Hải Phòng, dù được hít thở và được nuôi dưỡng bằng hơi ấm mặn nồng của gió biển nhưng anh lại không mang làn da đen cháy của biển: "Anh người tầm thước, da trắng hồng, đeo kính cận, rất thư sinh. Anh hát hay, chơi đàn
ghi ta rất điêu luyện" [7]; thầy giáo Hậu thì quê ở Hà Nội, người "cao dong
dỏng, trắng trẻo, vẫn mang dáng dấp của một sinh viên" [7]; còn thầy giáo
Hùng, quê ở Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội lại "cao, đậm người, có nước da bánh mật khỏe mạnh. Nhìn vẻ bề ngoài của Hậu người ta có thể đoán được
ngoài việc đi học anh còn lao động giúp bố mẹ việc đồng ruộng" [7]. Qua
những nét miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả đã cho người đọc những hình dung về ba chàng thư sinh vừa tốt nghiệp ra trường, họ chưa từng đặt chân đến những vùng rừng núi hoang sơ này. Với họ, đây là chốn "rừng thiêng
nước độc" nên khi lên đây nhận công tác ba thầy giáo trẻ không khỏi mang
theo trong lòng "những nỗi buồn, nỗi nhớ, cả nỗi lo lắng và sợ hãi" [7]. Đó là nét tâm lí thường gặp của những người miền xuôi khi mới lên vùng cao công tác. Nhưng đó chỉ là những cảm xúc ban đầu, sau một thời gian sống và làm việc nơi đây, họ đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của núi non, con người và cảnh vật nơi đây "hương rừng" và nguyện gắn bó cả đời với cuộc sống và con người ở xứ sở này.
Anh Linh, Bệnh viện Trưởng Viện Lao nơi Vân làm việc (Niềm vui)
tuy đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng "có nước da đỏ đắn, đôi mắt thông minh,
tinh nhanh, cởi mở" [7]. Nét ngoại hình của bác sĩ Linh cho ta thấy đây là một
con người khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, rất gần gũi, chan hòa với mọi người. Trong truyện ngắn Người giao thông quốc tế, nhân vật Sầm A Sống cũng được tác giả miêu tả ngoại hình như sau: "Ông có dáng người nhỏ nhắn, xương xương, đôi mắt như hai dấu huyền hơi sâu, rất tinh tường. Ông có
bước sải chân dài thoăn thoắt. Trông ông rắn rỏi như một thanh niên" [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của một thời oanh liệt, của những năm tháng đầy căng thẳng, gian khổ và hi sinh của ông nên tuy đã trải qua "bảy mươi lăm lần hoa đào, hoa mận nở" nhưng "Tóc ông mới lấm tấm muối tiêu" [7].
Trong các truyện ngắn Niềm hi vọng mong manh, Trong khung cửa
sổ, thông qua việc miêu tả ngoại hình, nhà văn cũng đã cho người đọc thấy được sự tương quan giữa tính cách và ngoại hình. Tính cách tốt - xấu, ngay -
gian, thiện - ác ... của nhân vật được bộc lộ ngay từ hình dạng bề ngoài.
Bằng việc miêu tả đôi mắt và dáng vẻ bề ngoài, người đọc có thể nhận ra sự gian giảo, xảo quyệt của nhân vật cô Hai trong truyện ngắn Niềm hi
vọng mong manh. Cô có đôi mắt "liếc ngang liếc dọc", "có mái tóc quăn tự
nhiên, mắt to, mũi cao" [7], tuy đã năm con nhưng cô còn rất "giòn" và cô
giàu có là nhờ tấm thân phốp pháp của mình. Chẳng có bằng cấp gì nhưng cô không thua kém ai. Dựa vào lợi thế sắc đẹp của mình cô đã lôi rất nhiều quan chức vào con đường tham nhũng, moi tiền trong kho của nhà nước để đút vào túi riêng của mình.
Mở đầu truyện ngắn Trong khung cửa sổ, cũng là những trang miêu tả ngoại hình một người đàn ông: "Một người gầy nhom, ngồi thu lu trên
giường, hai vai lọt thỏm dưới hai đầu gối xương xẩu nhô cao" [7]. Ông ta ho
khù khụ, tiếng ho nặng nhọc, "mặt ông nhăn nhó, đau đớn, người ông tím
bầm như người chết đuối vừa được vớt lên" [7]. Qua những trang miêu tả
ngoại hình đó, nhà văn đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh một con bệnh đang bị căn bệnh ung thư phổi hành hạ. Nhìn hình ảnh ông lúc này, không ai nghĩ cách đây ngót sáu tháng, khi còn là bí thư huyện, ông vẫn cắp cặp, chễm chệ ngồi trên xe u – oát lên tỉnh họp, tiếng nói của ông là "hét ra lửa", xung quanh ông lúc nào cũng có những kẻ xu nịnh, tâng bốc đưa ông lên "chín tầng
mây". Nhưng những ngày oanh liệt đó đã không còn, căn bệnh ung thu quái
ác đã làm ông "tàn lụi" một cách nhanh chóng, giờ đây trông ông như một bóng ma "người ông gầy đét", nằm ngồi đều rất khó khăn với những cơn ho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thắt ruột thắt gan. Nhưng điều đau đớn nhất đối với ông lúc này lại chính là sự khinh bỉ, xa lánh của mọi người chư không phải là do cơn đau phổi hành hạ. Khi còn đương chức, đương quyền, ông đã làm nhiều chuyện thất đức cho nên bây giờ ông mới bị bệnh tật dày vò, đau đớn, muốn sống không được, muốn chết cũng không xong. Đó cũng là cái giá mà ông phải trả cho những việc làm sai trái của mình khi còn đương chức, đương quyền.
Thông qua những nét miêu tả ngoại hình của nhân vật, nhà văn Vi Thị Kim Bình đã phần nào khắc họa được nội tâm bên trong của nhân vật. Trong truyện Mối tình nghiệt ngã, khi phải hi sinh tổ ấm bé nhỏ của mình, nhận lời yêu và lấy An-be theo nhiệm vụ tổ chức giao phó trái tim chị đau đớn tốt cùng. Chị sống như người nửa tỉnh nửa mơ. Qua đôi mắt "sâu xuống, thâm quầng"
của chị Mão người đọc nhận ra sự giằng xé, tê tái, đau đớn trong trái tim của chị. Hai bên họ nội ngoại, bạn bè sẽ cho chị là kẻ phản bội, bạc tình, bạc nghĩa. Người chồng của chị ở xa có hiểu cho nỗi khổ của chị không? Chính vì thế mà người chị ngày một tiều tụy, chị "gầy xọp đi ... như vừa bị cơn sốt rét rừng
đánh quỵ" [7]; khi đi bên cạnh hai người chồng, đôi mắt chị lúc nào cũng đăm
chiêu, buồn bã. Người phụ nữ dân tộc ấy đã không ngần ngại nhận về mình những nỗi đau khổ, dày vò, nguyện hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để đổi lấy hạnh phúc cho mọi người. Tấm lòng vị tha, cao cả, đức hi sinh của cô đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó phai.
Trong truyện ngắn Đốm sáng, nhà văn cũng chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật Tâm. Mười chín tuổi, Tâm là một thiếu nữ xinh đẹp với đôi má bầu bĩnh, trắng hồng, với sống mũi cao, thẳng...và đặc biệt là đôi mắt với hàng
"lông mày thanh, vừa đen lại vừa cong, đôi hàng mi dài như mí mắt con búp
bê" [29]. Nhưng cũng chính đôi mắt ấy lại là nỗi buồn và sự mặc cảm suốt
mười chín năm qua của Tâm. Từ lúc được mẹ sinh ra, đôi mắt Tâm đã không nhìn thấy, "một tấm màn đen đã bịt kín, che khuất mất tuổi trẻ và những ước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong truyện ngắn Người bệnh là một cô gái xa lạ, nhìn bề ngoài Đẹp là một "cô gái có một nét đẹp tự nhiên, cuốn hút" [7], nhưng lại có số phận của kẻ "hồng nhan bạc mệnh". Đẹp vào Viện một mình trong tình trạng nguy kịch bị sót rau và nhiễm trùng. Hình ảnh cô gái với "cặp mắt mơ màng nhìn vào khoảng xa xăm, đôi môi hé mở hơi nhếch ra như nở một nụ cười chua
chát" [7] luôn ám ảnh người thầy thuốc. Tuy các bác sĩ đã tận tình cứu chữa
nhưng cô vẫn không qua khỏi. Đẹp đã chết một cách đau đớn, tủi hận và cô đơn vì trót tin lời đường mật của một gã sở khanh. Cô ra đi đầy tức tưởi với "đôi mắt khép nửa chừng như còn đợi một ai đó. Cô hé đôi môi như muốn nói một điều gì và hối tiếc xót xa. Hai giọt nước mắt như hai giọt sương đọng lại
trong khóe mắt từ từ lăn ra" [7]. Phải chăng đó là những giọt nước mắt nức
nở cuối cùng mà cô gái khóc thương cho số phận mình và đầy tủi hận với kẻ bạc tình, xấu xa?
Có thể thấy, nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của nhà văn Vi Thị Kim Bình có những nét đặc trưng riêng và có tác dụng lớn trong việc thể hiện tính cách và phẩm chất của nhân vật. Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm của nữ nhà văn này đều thể hiện một vẻ đẹp khỏe mạnh, chân thật, mộc mạc, hồn nhiên, tự nhiên - một vẻ đẹp đậm màu dân tộc và miền núi. Và đây cũng là một thành công của nữ nhà văn này.
3.2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: ngoài việc sử dụng thủ pháp khắc họa ngoại hình nhân vật, cây bút nữ Vi Thị Kim Bình còn rất hay sử dụng thủ pháp miêu tả hành động của nhân vật để thể hiện bản chất cũng như tính cách của nhân vật. Đây là một điểm mạnh của cây bút nữ dân tộc Tày này nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm trong việc xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật trong sáng tác của nhà văn (chú ý nhiều đến miêu tả hành động, ít chú ý đến việc khai thác đời sống nội tâm của nhân vật)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình hầu hết là người miền núi chân chất, hồn nhiên, trong sáng. Khi xây dựng hình ảnh