Vi Thị Kim Bình một trong những người mở đầu cho văn xuôi dân

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 34 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Vi Thị Kim Bình một trong những người mở đầu cho văn xuôi dân

xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.

Vi Thị Kim Bình đến với văn chương từ rất sớm, sớm đối với nhà văn và sớm đối với cả điều kiện môi trường và công tác xã hội. Khi người phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam - đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiểu số đại đa số vẫn chỉ đang quanh quẩn với bổn phận gia đình thì Vi Thị Kim Bình - cô y sĩ trẻ, người phụ nữ dân tộc Tày của xứ Lạng đã cầm bút sáng tác văn học để rồi trở thành Hội viên nữ đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam khu vực Việt Bắc, có vai trò khơi nguồn, tạo nền móng cho văn xuôi Lạng Sơn. Năm 1962, Vi Thị Kim Bình đã có truyện đăng trên Tạp chí văn nghệ Việt Bắc và với truyện ngắn này Vi Thị Kim Bình đã ghi tên mình vào làng văn học nước nhà. Đó là truyện ngắn Đặt tên. Câu chuyện là kí ức của một anh bộ đội Cụ Hồ về ân nhân của mình – một cô gái Tày xinh đẹp, giàu lòng thương người. Người con gái ấy đã vượt qua rào cảm của luật tục, vượt qua gian khổ ác liệt để cứu sống anh khi anh bị thương nặng. Và cũng chính người con gái ấy đã hi sinh trong tư thế của một người chiến sĩ khi đang làm nhiệm vụ tải thương. Chứng kiến sự hi sinh cao đẹp đó, anh chiến sĩ được cô cứu năm xưa vô cùng thương tiếc, cảm phục. Anh đã đặt tên cho con gái đầu lòng của mình bằng chính cái tên người con gái Tày dũng cảm, nhân hậu ấy. Đó là tấm lòng, là sự biết ơn với những cống hiến, hi sinh của bao người con Việt Bắc cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Tác phẩm là một sự mở đầu may mắn cho công việc viết văn của tác giả. Ngoài nhận giải Khuyến khích của báo Văn nghệ năm 1962, sau này tác phẩm còn được tuyển vào “Hợp tuyển thơ văn của các tác giả dân tộc thiểu

số Việt Nam 1945-1980”. Với truyện ngắn này, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bắc đã

cho rằng nhà văn Vi Thị Kim Bình là “Người mở đầu và ghi dấu son đầu tiên

cho văn xuôi hiện đại xứ Lạng”. Nhà văn Ngọc Mai cũng khẳng định:

"Truyện ngắn Đặt tên là tác phẩm sinh ra để người Tày có được một nữ văn

sĩ đầu tiên, cũng là nữ nhà văn đầu tiên của các dân tộc ít người" [25]. Đó là

sự ghi nhận vị trí và những đóng góp đáng trân trọng của tác giả trong bộ phận văn xuôi hiện đại Lạng Sơn nói riêng và văn xuôi các dân tộc thiếu số Việt Nam nói chung ở thời kì mới hình thành. Thành công của tác phẩm đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giúp tác giả có thêm lòng tin để cho ra đời những tác phẩm mới xoay quanh những vấn đề thiết thân trong đời sống của đồng bào dân tộc như: bệnh tật, các tập tục lạc hâu, tâm lí mê tín, những đau khổ mất mát do kẻ thù gây nên... để phục vụ mục tiêu đem ánh sáng của tiến bộ khoa học về với miền rừng xa xôi, hẻo lánh.

Vi Thị Kim Bình còn là “người mở đầu” của Lạng Sơn dự lớp bồi dưỡng viết văn khóa 2 của Hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Bá, Hà Nội. Cả lớp học lúc đó có năm nữ nhưng rồi rút dần chỉ còn mỗi Như Trang và Kim Bình. Trong lần đi thâm nhập thực tế để viết tác phẩm, nhà văn đã tìm đến bệnh viện tỉnh Nam Định, là môi trường quen thuộc của mình. Qua một tháng trời cùng hòa mình với cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, nguy hiểm của những chiến sĩ áo trắng thành phố dệt nhà văn đã cho ra đời truyện ngắn

Những bông huệ trắng. Truyện nói về một kíp mổ cứu người trong bom đạn

của các nữ bác sĩ, y tá, hộ lí...tại một bệnh viện. Những hi sinh thầm lặng và những cố gắng không ngừng của các cô gái mặc áo Blu trắng ấy cũng dịu dàng và khiêm nhường như những bông huệ trắng ngát hương trong khoảnh khắc bình yên và lãng mạn. Tác phẩm đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam năm 1968. Truyện ngắn này đánh dấu những bước tiến về nghệ thuật của Vi Thị Kim Bình so với truyện đầu tay Đặt tên. "Từ bố cục tác phẩm đến ngôn ngữ được

tiết chế tối đa, từng chi tiết đều được lựa chọn kĩ và tinh tế" [19].

Thấy Vi Thị Kim Bình đã có một số truyện ngắn in rải rác trên các báo trong đó có những truyện được giải, khoảng năm 1977, 1978, Nhà xuất bản Văn hóa đề nghị nhà văn tập hợp lại để in chung thành một tập. Năm 1979, tập truyện ngắn Niềm vui gồm tám truyện ngắn ra đời. Đây là một "niềm vui"

khó tả của nhà văn bởi đây là tập sách đầu tay của bà và cũng là tập sách đầu tiên của tác giả người Lạng Sơn được xuất bản riêng một tập. Sau này, Vi Thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kim Bình còn được in riêng một số cuốn sách nữa như Những bông huệ

trắng (1997) và Văn tuyển tập (2010)

Năm 1988, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có Nghị quyết kết nạp Vi Thị Kim Bình vào Hội Nhà văn Việt Nam. Lúc đó, Vi Thị Kim Bình là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam. Như vậy, Vi Thị Kim Bình không chỉ là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiên của Lạng Sơn mà còn là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (chín năm sau thì nhà văn nữ người dân tộc thiểu số thứ hai là Linh Nga Niê KĐăm mới được kết nạp).

Vi Thị Kim Bình là nhà văn nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu, viết khá thành công về hình ảnh con người, cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới Việt Nam. Trong hơn 50 truyện ngắn và kí của nhà văn, người đọc có thể nhận thấy có đến hơn 40 truyện ngắn viết về đề tài con người, mảnh đất vùng núi. Với bút pháp dung dị, tinh tế và cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định, truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình đã cho ta thấy những vẻ đẹp bình dị nhưng đáng yêu, đáng quí, đáng trân trọng của con người và cuộc sống vùng núi cao biên giới dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cả trong chiến tranh và hòa bình.

Bám chắc mục tiêu "đưa ánh sáng văn hóa văn minh về với những miền

rừng xa xôi, hẻo lánh" [21] và muốn tác phẩm của mình là một "vũ khí tuyên

truyền" [21] nên những nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình thường

mang tính chất khuôn mẫu. Hầu hết các nhân vật đều là những người phụ nữ dân tộc với bản tính dịu dàng, mộc mạc, giản dị luôn biết vượt lên hoàn cảnh, sống nhường nhịn, vị tha, nhiều khi chấp nhận những hi sinh thiệt thòi để dành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời. Vì vậy, các nhân vật kiểu này không được tác giả thể hiện như những con người với những cảnh ngộ, những đặc điểm, tính cách riêng. Đến cấu trúc tác phẩm cũng thường theo trình tự thời gian mà diễn ra và nhân vật chính cuối cùng cũng có một kết cục có hậu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở giai đoạn sau này, ngòi bút của Vi Thị Kim Bình tỏ ra "linh hoạt và

có bản sắc hơn rất nhiều" [21]. Có lẽ là do cuộc sống mới với nhiều điều thay

đổi khiến nhà văn không còn phải lệ thuộc vào mục tiêu quá cụ thể. Trong những truyện ngắn như: Khanh, Trở về, Lỡ hẹn, Mối tình đầu nghiệt ngã,

Những bức thư nằm trong trang nhật kí... nhân vật đã có nội tâm, có cảnh

ngộ riêng và đã được tác giả "diễn tả bằng một ngòi bút tinh tế và không kém

phần thấu đáo" [21]. Như vậy, có thể thấy nhà văn Vi Thị Kim Bình đã có sự

thay đổi linh hoạt trong cách viết để phù hợp với sự nhận thức của đồng bào mình trong từng giai đoạn lịch sử mới của dân tộc.

Với tâm thế viết văn là để sống, để giãi bày, khám phá và tự hoàn thiện bản thân, cho đến nay, nhà văn vẫn sáng tác một cách cần mẫn và bền bỉ như một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Các giải thưởng văn học của Trung ương, của Tỉnh và sự mến mộ của độc giả xa gần dành cho Vi Thị Kim Bình đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn trong sự nghiệp văn xuôi Lạng Sơn nói riêng và văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại nói chung.

Có thể khẳng định: Nhà văn Vi Thị Kim Bình xứng đáng là "cánh chim đầu đàn của làng văn nữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, là nhà văn nữ

người dân tộc thiểu số đầu tiên viết văn xuôi ở Việt Nam" [19]. Nhà văn đã

đặt một trong những viên gạch đầu tiên xây nền móng cho nền móng văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Những đóng góp của nữ nhà văn dân tộc này đối với nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại rất đáng ghi nhận và trân trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI VÙNG NÚI CAO BIÊN GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN VI THỊ KIM BÌNH.

Xứ Lạng có ba cây bút tiêu biểu là ba nhà văn của Việt Nam đã có hành trình gần nửa thế kỉ cầm bút sáng tác và đã gặt hái được những thành quả đáng trân trọng đó là: Mã Thế Vinh, Vi Thị Kim Bình và Nguyễn Trường Thanh. Tác phẩm của nhà văn Mã Thế Vinh luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (dân tộc Tày-Nùng). Các sáng tác của nhà văn Trường Thanh thì thường tập trung vào đề tài lịch sử và thể loại tiểu thuyết. Còn riêng nhà văn Vi Thị Kim Bình, bà đã sớm tìm cho mình một miền đất tốt để cần mẫn cày cuốc, gieo trồng những hạt mầm văn chương. Đó là mảng hiện thực phong phú, sinh động gắn với cuộc sống lao động và chiến đấu của con người nơi quê hương của mình.

Sống và gắn bó sâu sắc với cuộc sống của những người dân miền núi nên Vi Thị Kim Bình đã phản ánh hiện thực nơi đây một cách sinh động và chân thực. Là người đã từng sống qua những giai đoạn sôi động, gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ và những ngày đầu xây đắp hòa bình của cả dân tộc cũng như thời kì mở cửa, những câu chuyện của nhà văn với thế giới nhân vật đa dạng, phong phú đã phản ánh những nét đặc trưng của cuộc sống và con người xứ Lạng trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt đó.

Chúng ta đều biết rằng, hầu hết các truyện ngắn đều được viết ra từ trí tưởng tượng và sự hư cấu. Thế nhưng với nhà văn Vi Thị Kim Bình, nội dung tác phẩm hầu như đều được xuất phát từ những chuyện có thật. Điều đó đã thể hiện tính thực tiễn, tính thời sự trong sáng tác của nhà văn. Là một thầy thuốc có duyên với nghiệp văn chương, tác giả thường viết những gì muốn viết – tức những cảm xúc thôi thúc tới mức không thể không viết. Chính vì vậy mà hiện thực cuộc sống và con người trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chân thực, rất sống động, cụ thể. Có thể chia sáng tác của nhà văn thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là phản ánh hiện thực cuộc sống chiến đấu gắn với lao động sản xuất đầy khó khăn, gian khổ và hi sinh của con người vùng núi cao biên giới Lạng Sơn những năm tháng chiến tranh; giai đoạn sau là sự phản ánh cuộc sống và con người miền núi trong quá trình mở cửa, đổi mới của đất nước với tất cả sự phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn vi thị kim bình (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)