Nghiệp vụ cho vay:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)

5 Quỹ Tín dụng TW 1.10 1.08 1.00 1

2.2.3.1 Nghiệp vụ cho vay:

- Cho vay trong hệ thống (cho vay các QTDCS): theo quy định của NHNN thì dư nợ cho vay của QTDTW đối với QTDCS ln chiếm ít nhất 50% tổng dư nợ của QTDTW.

Nghiệp vụ cấp tín dụng cho các QTDCS chính là hình thức “bán sỉ” sản phẩm, từ đó

QTDCS sẽ dùng nguồn vốn vay đó để cấp tín dụng cho khách hàng của mình.

Đối với cho vay QTDCS: QTDTW thực hiện các hình thức cấp tín dụng là:

Cho vay chi trả tiền gửi: Hình thức cho vay này chủ yếu được thực hiện khi

QTDCS có nhu cầu vay vốn đột xuất, khi khách hàng của QTDCS có nhu cầu rút tiền tiết kiệm trước hạn, dư nợ cho vay của hình thức này ln nằm ngoài hạn mức mà QTDTW đã cấp cho QTDCS.

Ỵ Trên thực tế, QTDTW rất hạn chế cho vay theo hình thức này, QTDTW ln

khuyến khích các QTDCS phải chủ động nguồn vốn cho hoạt động chi trả của mình, đặc biệt là vào những thời điểm mang tính thời vụ như cuối năm, mùa thu hoạch…

Nhằm hạn chế QTDCS vay vốn theo hình thức này và khuyến khích các QTDCS tích cực huy động nguồn vốn nên QTDTW áp dụng lãi suất cho vay hình thức này luôn cao hơn lãi suất vay vốn của các hình thức cho vay khác. Nhưng do đặc thù hoạt động của mỗi QTDCS liên liên quan mật thiết đến tồn hệ thống, nên QTDTW ln cân đối nguồn vốn hợp lý để giải quyết các nhu cầu vay chi trả. Vì bất kì 1 sự chậm trễ nào trong hoạt động chi trả của một QTDCS sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến toàn hệ

thống QTDND.

Ỵ Hiện nay, dư nợ cho vay QTDCS theo hình thức này chiếm tỷ lệ rất thấp.

Cho vay mở rộng tín dụng: Hình thức cho vay này cung cấp nguồn vốn cho các

QTDCS hoạt động tín dụng như cho vay thành viên, vay cầm cố sổ tiết kiệm. Đây là hình thức cho vay của yếu của QTDTW đối với QTDCS. Dư nợ từ hình thức cho vay này ln chiếm tỷ trọng lớn trong các hình thức cho vay của QTDTW đối với QTDCS. Cho vay mở rộng tín dụng phản ánh khả năng thâm nhập thị trường của QTDCS.

Ỵ Hiện nay, hình thức cho vay này chiếm tỷ trọng là 90% trong tổng dư nợ cho

vay của QTDCS. QTDTW xác định đây là hình thức cho vay chủ yếu, phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống QTD.

Ỵ Hình thức cho vay này được cho vay từ nguồn vốn điều hòa và nguồn vốn dự

án. Trong tương lai, khi QTDTW chuyển đổi sang hình thức Ngân hàng Hợp tác, các QTDCS sẽ tiếp nhận thêm nhiều nguồn vốn dự án và gia tăng lượng khách hàng cho mình. Do đó, khi QTDCS gia tăng dư nợ sẽ góp phần giúp QTDTW mở rộng tín dụng trong tương lai.

Cho vay cầm cố số dư tiền gửi: Hình thức cho vay này thực hiện khi QTDCS có

nhu cầu sử dụng nguồn vốn từ tiền gửi của QTDCS tại QTDTW. Trong những gia

đoạn căng thẳng về vốn (thường là cuối năm), các QTDCS thường vay theo hình

thức này, vì lúc đó các QTDCS vừa có thể cân đối giữa việc vay theo hạn mức hoặc cho vay cầm cố số dư tiền gửi.

Ỵ Hình thức cho vay này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ của QTDCS tại QTDTW.

Cho vay hợp vốn với QTDCS: Hình thức cho vay này thực hiện khi khách hàng

của QTDCS có nhu cầu vay vượt hạn mức cho vay của QTDCS (vì mỗi một QTDCS tùy vào địa bàn vốn điều lệ, địa bàn kinh doanh sẽ có 1 hạn mức cho vay cụ thể, và QTDCS không được phép cho vay vượt hạn mức cụ thể này). Khi thực hiện hình thức cho vay này, QTDCS sẽ làm đầu mối thực hiện, QTDTW và QTDCS sẽ ký một hợp đồng cho vay hợp vốn, trong đó QTDTW cho vay 70%

nhu cầu của khách hàng, QTDCS cho vay 30% nhu cầu của khách hàng. Việc thu gốc, lãi từ khách hàng sẽ do QTDCS phụ trách. QTDTW thực hiện giữ tài sản thế chấp theo quy định.

Ỵ Hiện nay, tỷ trọng dư nợ hình thức này chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ của QTDCS. Tỷ trọng này còn thấp là do QTDCS còn nhiều hạn chế như trình độ cán bộ

cịn thấp, vốn hoạt động ít nên chưa chủ động tiếp cận với các món vay lớn. Trong

tương lai, khi QTDTW chuyển đổi sang mơ hình NH Hợp tác thì các QTDCS sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu về vốn lớn. Để QTDCS có thể nắm bắt và khai thác tốt lượng khách hàng này, QTDTW nên có những hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ nhiều hơn nữa nhằm khuyến khích các QTDCS tích cực thực hiện các món vay Hợp vốn với QTDTW để tránh tình trạng từ chối khách hàng. Khi QTDCS tích cực cho vay hợp vốn sẽ góp phần nâng cao uy tín và lợi nhuận cho QTDCS, đồng thời góp phần mở rộng tín dụng cho QTDTW.

- Cho vay ngồi hệ thống: gồm có cho vay các Doanh nghiệp tư nhân, cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay các cá nhân và Hộ gia đình…

Đối với khách hàng là DNTN, các Tổ chức kinh tế (đặc biệt là DNTN vừa và nhỏ):

QTDTW có các sản phẩm cho vay như sau

• Cho vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là hình thức cho vay chủ yếu đối với khách hàng DNTN, các tổ chức kinh tế, hình thức cho vay này đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đặc biệt tại những khu vực thành thị, nhu cầu vốn để kinh doanh là rất lớn.

QTDTW đã định hướng kinh doanh là các DNTN và các tổ chức kinh tế có quy

mơ nhỏ, vì đối tượng khách hàng này phù hợp với phân khúc thị trường của QTDTW. Ngoài ra, QTDTW là một trong những TCTD được một số tổ chức trên thế giới lựa chọn làm đầu mối để giải ngân các nguồn vốn dự án như Dự án tài trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (JBIC), Dự án Tài chính nơng thơn …

• Cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng: hiện nay, QTDTW luôn tạo điều kiện để các Tổ chức kinh tế, DNTN tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn này.

Ỵ Hiện nay, trong toàn bộ dư nợ cho vay ngoài hệ thống ( tổng dư nợ đã trừ đi

kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Trong định hướng phát triển khi QTDTW chuyển đổi sang

NH Hợp tác, QTDTW chú trọng xây dựng những chính sách phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của đối tượng khách hàng này, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của

các thành phần kinh tế.

Đối với khách hàng cá nhân, Hộ gia đình:

• Cho vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh:

hình thức cho vay này đáp ứng được nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ trong dân cư.

QTDTW hiện phục vụ cho đối tượng khách hàng. Đặc biệt, hình thức cho vay này rất phù hợp với QTDTW vì các cá nhân, hộ gia đình khi kinh doanh nhỏ lẻ rất khó tiếp cận các TCTD khác.

• Cho vay trung, dài hạn để đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất

kinh doanh: hình thức này giúp giải quyết phần nào khó khăn cho các cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động kinh doanh. Vì các cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động

kinh doanh đều bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Do đó, khi muốn đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng để nâng cao năng lực sản xuất thì địi hỏi nhu cầu về vốn rất

lớn.

• Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng: hình thức cho vay này đáp ứng tất

cả các nhu cầu cho vay tiêu dùng. Hiện nay, QTDTW triển khai hình thức cho vay này đến theo 2 loại hình là cho vay thế chấp, và cho vay tín chấp. Đối với hình

thức cho vay tín chấp, QTDTW triển khai đối với CBCNV làm việc tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước (ngoài trừ khối vũ trang, cơng an…), trường học, bệnh viện cơng…(hình thức cho vay tín chấp này

đang được QTDTW triển khai rất hiệu quả.)

• Cho vay mua ơ tơ: Hình thức cho vay này thường được QTDTW triển khai thông qua một số đại lý bán xe . Khi khách hàng có nhu cầu mua xe, nhưng khơng đủ

cam kết cho vay tối thiểu 60% giá trị xe, tài sản thế chấp cho số tiền vay này sẽ chính là giá trị chiếc xe này. Loại hình cho vay này chỉ mới triển khai trong thời gian gần đây nhưng đã đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách hàng.

• Cho vay mua quyền sử dụng đất ở, nhà ở, xây dựng, sữa chữa nhà ở: Hình thức

cho vay này nhằm giải quyết những nhu cầu về nhà ở cho khách hàng. Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn là rất nhiều, khách hàng có nhu cầu mua quyền sử dụng đất ở, xây dựng, sữa chữa nhà ở thường có nhu cầu vay trong thời

gian dài. Nhưng hiện nay, do hạn chế về nguồn vốn, nên QTDTW chỉ cho vay hình thức này trong thời hạn 60 tháng. Với thời gian cho vay ngắn, QTDTW vẫn còn hạn chế trong việc thu hút khách hàng có nhu cầu vay như trên.

• Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: Hình thức cho vay này nhằm giải quyết các nhu cầu đột xuất của khách hàng. QTDTW nhận cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do QTDTW hoặc các TCTD khác phát hành.

Ỵ QTDTW cung cấp đầy đủ các hình thức vay vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Ỵ Hiện nay, đối tượng khách hàng này đang tiếp cận nhiều nhất là nguồn vốn cho vay tiêu dùng. Xu hướng vay vốn trên xuất phát từ tình hình kinh tế ngày càng phát triển và ổn định, người dân có nhu cầu chi tiêu cao hơn. Vì vậy, trong tương lai, để tiếp cận ngày càng nhiều hơn đối tượng khách hàng này địi hỏi QTDTW phải xây

dựng thêm nhiều chính sách vay vốn linh hoạt và đa dạng sản phẩm tín dụng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)