Giải pháp đối với các chi nhánh QTDTW

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI QTDTW

3.3.2 Giải pháp đối với các chi nhánh QTDTW

Trong hoạt động tín dụng, chi nhánh của QTDTW thực hiện thống nhất theo các

chính sách mà Hội sở QTDTW ban hành. Bên cạnh đó, để đạt được những kết quả tốt

hơn trong hoạt động tín dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp riêng cho các chi nhánh như sau:

- Các chi nhánh dựa vào các chính sách từ Hội sở ban hành, giảm bớt các thủ tục, quy trình khơng cần thiết trong cơng tác tín dụng, tránh tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho khách hàng. Không để xảy ra tình trạng “địa phương chủ nghĩa”. Tùy theo

đặc điểm của từng vùng mà chi nhánh đang hoạt động, các chi nhánh nên đề xuất với Hội

sở những cơ chế riêng cho phù hợp với hoạt động tín dụng trên địa bàn chi nhánh đang

hoạt động. Các giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm cao nhất cho các hoạt động của chi nhánh.

- Các chi nhánh cần tích cực triển khai các nguồn vốn dự án đến QTDCS và có sự hỗ trợ về nghiệp vụ tín dụng cho các QTDCS do mình quản lý. Các chi nhánh phải xác

định rằng bất cứ một khủng hoảng nhỏ nào của một QTDCS cũng sẽ gây ra những tác động dây chuyền ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Do đó, trong những giai đoạn QTDCS

gặp khó khăn, các chi nhánh cần phát huy vai trị của mình trong việc tích cực phối hợp với QTDCS tìm ra giải pháp, báo cáo kịp thời đến Hội sở để xin ý kiến chỉ đạo nhằm

giúp QTDCS vượt qua những khó khăn đó, tiến đến sự phát triển an toàn, hiệu quả cho toàn hệ thống Quỹ tín dụng.

- Hiện nay, xét về quy mơ số lượng chi nhánh và phịng giao dịch, thì QTDTW chỉ đáp ứng được một phần, do đó hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng, gây khó khăn cho khách hàng trong việc giao dịch vay vốn, trả lãi… Vì vậy, các chi nhánh tùy vào điều kiện của mình để khai trương thêm Phịng giao dịch trực thuộc chi nhánh nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, góp phần quảng bá hoạt động, tạo điều kiện giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, các chi nhánh khơng nên thành lập phịng giao dịch một cách ồ ạt mà không xét đến hiệu quả kinh doanh.

- Các chi nhánh tích cực chủ động liên kết các Hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại địa phương nhằm mở rộng hoạt động cho vay. Đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu vốn lớn, hoạt động giao dịch thông qua các nghiệp vụ ngân hàng là chủ yếu. Bên cạnh đó, các chi nhánh thông qua đối tượng khách hàng này để triển khai mạnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Việc liên kết với đối tượng khách hàng này cịn góp phần quảng bá thương hiệu QTDTW và làm tăng thêm uy tín cho QTDTW.

- Cán bộ phụ trách cơng tác tín dụng tại chi nhánh phải khơng ngừng trau dồi

đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ để tránh tình trạng tiêu cực cũng như

những sai lầm mang tính chủ quan trong cơng tác thẩm định và cho vay. Vì tính chất

cơng việc là thường xun giao tiếp khách hàng, mỗi Cán bộ tín dụng chính là đại diện cho QTDTW, vì vậy mỗi Cán bộ tín dụng phải ln có tác phong làm việc lịch sự, chuyên nghiệp và thái độ giao tiếp hòa nhã.

- CB-CNV tại chi nhánh phải luôn cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần vận hành các chương trình mới được nhanh chóng và hiệu quả. Từ

đó, nêu cao tinh thần tiếp thu, đổi mới và không ngừng phát triển của toàn thể CB-CNV

của QTDTW.

- Các chi nhánh tích cực thực hiện các chương trình marketing chung do Hội sở QTDTW triển khai. Mỗi địa phương mà các chi nhánh hoạt động đều có những điều kiện tự nhiên, xã hội và đặc trưng vùng miền khác nhau, do đó nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng khác nhau. Vì vậy, ngồi các chương trình marketing chung của Hội sở, mỗi chi nhánh phải xây dựng riêng các chương trình Marketing tín dụng, nhằm góp phần đi sâu sát vào các đối tượng khách hàng tại địa phương, bám sát hoạt động kinh tế tại địa

phương, góp phần đưa đồng vốn được sử dụng hiệu quả và lan rộng.

- Các chi nhánh tích cực tham gia các hoạt tại địa phương (trao tặng nhà tình

nghĩa, CB-CNV tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo…) và tăng cường các hoạt động quảng bá riêng đối với các sự kiện diễn ra trên địa bàn hoạt động (Vd: trao học bổng cho

trường học trên địa bàn, tài trợ các chương trình xã hội, treo băng rôn chào mừng các sự kiện lớn diễn ra tại địa phương…).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)