Kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI QTDTW

3.4.3 Kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan

Trong q trình hoạt động của mình, QTDTW ln có sự phối hợp tích cực cùng

với các cơ quan, ban ngành có liên quan để có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác với các ban ngành cũng không tránh khỏi một số vướng mắc mang tính

• Đối với các sở, ngành, các đơn vị kí hợp đồng liên kết cho CB-CNV vay

dưới hình thức tín chấp: cần có sự phối hợp trong quá trình triển khai chương trình vay vốn đến các CB-CNV, việc xác nhận hồ sơ vay từ phía cơ quan quản lý CB-CNV, và q trình thu hồi nợ vay… Việc phối hợp tốt giữa các đơn vị trên với QTDTW sẽ góp phần tạo điều kiện cho CB-CNV dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của QTDTW, tạo tâm lý ổn định cho các

CB-CNV, vừa tăng được thị phần tín dụng của QTDTW và đảm bảo uy tín cho đơn vị. Ví dụ khi có CB-CNV đó nghỉ việc, hoặc thun chuyển cơng tác, nếu đơn vị quản lý CB-CNV đó khơng có sự phối hợp hoặc thông báo kịp thời đến QTDTW sẽ dẫn đến những khó khăn trong q trình thu hồi

vốn vay, điều đó sẽ trở thành rào cản khi CB-CNV của đơn vị đó có nhu

cầu vay vốn tại QTDTW.

• Trong hoạt động tín dụng, tất cả các TCTD nói chung, và QTDTW nói

riêng đều gặp phải những món vay khó địi, khách hàng khơng hợp tác giải quyết nợ vay, bắt buộc TCTD phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Trong những trường hợp đó, QTDTW ln mong nhận được sự hợp tác

cùng giải quyết tại các cơ quan: Trung tâm bán đấu giá tài sản, chính quyền

địa phương (nơi có tài sản), tịa án nhân dân… Vì với sự hỗ trợ một cách

nhanh chóng của các cơ quan ban ngành, mới giúp QTDTW và khách hàng có hướng giải quyết tốt nhất cho các món vay đến hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã kết hợp từ những số liệu đã được nêu trong chương 2 và Định hướng, cũng như Các nhiệm vụ của QTDTW để đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp. Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả đưa ra không phải là giải pháp tốt nhất có thể áp dụng cho các TCTD khác, nhưng đây là những giải pháp phù hợp nhất với đặc thù riêng của QTDTW trong giai đoạn từ 2011-2020; các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan được đề cập đến cũng nhằm nêu lên những vướng mắc mà QTDTW đang gặp phải trong q trình hoạt động nói chung.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Nhu cầu về vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng như các nhu cầu sử dụng vốn khác ngày càng cao. Tăng trưởng tín dụng giúp các thành phần kinh tế gia tăng

được hoạt động kinh doanh của mình, giúp đồng vốn được xoay vịng nhiều hơn, góp

phần nâng cao năng lực hoạt động của các thành phần kinh tế.

Đề tài nghiên cứu “Giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống QTDTW” là cần thiết,

Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và những điểm mạnh, yếu của hệ thống QTDTW. Từ đó, tác giả đã căn cứ trên những số liệu được đưa ra, những mục tiêu và định hướng phát triển để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng tín dụng tại hệ thống

QTDTW. Bên cạnh những giải pháp, tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị đến NHNN và các cơ quan có liên quan đến nhằm thực hiện được chiến lược tăng trưởng tín dụng tại QTDTW.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và tình hình thực tiễn hoạt động

của QTDTW trên quan điểm của một CBTD đang cơng tác tại QTDTW. Vì vậy, mặc dù

đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập tài liệu và phân tích cụ thể, nhưng do những hạn

chế về mặt kiến thức cũng như thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng ln có nhiều thay đổi nên đề tài khơng tránh hỏi những thiếu sót, hạn chế. Do đó, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)