Một số giải pháp mở rộng tín dụng tại QTDTW 1 Giải pháp đối với Hội sở chính của QTDTW

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 75)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI QTDTW

3.3 Một số giải pháp mở rộng tín dụng tại QTDTW 1 Giải pháp đối với Hội sở chính của QTDTW

3.3.1 Giải pháp đối với Hội sở chính của QTDTW

Để có thể mở rộng tín dụng, QTDTW phải xây dựng được một chính sách tín

dụng hợp lý và hiệu quả, chính sách tín dụng này phải giúp cho hoạt động tín dụng có sự

định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và

kỹ càng. Với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay, Chính sách tín dụng này phải phù hợp với điều kiện hoạt động của QTDTW trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý

thống nhất;

Chính sách tín dụng này phải phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn hoạt động từng chi nhánh, phát huy được thế mạnh tại địa phương hoạt động, cũng như có sự

tư vấn kĩ càng trong lĩnh vực đầu tư của khách hàng, đặc biệt trong các ngành nghề mà

địa phương khơng có lợi thế cạnh tranh thì phải có những quy định cụ thể để hạn chế đầu

tư.

Chính sách tín dụng này phải đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của QTDTW trong từng thời kỳ, giúp mở rộng tín dụng, giúp khai thác thị trường tín dụng một cách bền vững, đồng thời chính sách tín dụng này phải phát huy được lợi thế so sánh của

QTDTW đối với các TCTD khác.

Chính sách tín dụng này phải rõ ràng, cụ thể và mang tính đồng nhất trong tồn hệ thống QTDTW. Trong thời gian vừa qua, một số chính sách tín dụng của QTDTW khi triển khai đã có sự hiểu khơng đồng nhất trong hệ thống, dẫn đến tình trạng mỗi chi

nhánh thực hiện chính sách theo cách khác nhau, từ đó gây lãng phí thời gian để khắc

phục hậu quả, cũng như không phát huy được tác dụng của chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng phải ln có sự thay đổi, cập nhật liên tục tùy theo tình hình tài chính, kinh tế của quốc gia hoặc địa phương. Kịp thời đưa ra 1 chính sách tín

dụng hợp lý sẽ giúp QTDTW ln chủ động ứng phó đối với các tình huống, đồng thời

hoạt động tín dụng của QTDTW sẽ mang tính uyển chuyển hơn.

Chính sách tín dụng phải dựa trên nguyên tắc đơn giản hóa các quy trình, thủ tục vay vốn.

Chính sách tín dụng phải được dựa trên hệ thống sản phẩm cụ thể, các gói sản

phẩm dịch vụ ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp…để tạo sự khác biệt về ưu đãi đối

với khách hàng, mặt khác tạo thuận lợi cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn tạo sự đồng nhất về yêu cầu sản phẩm cụ thể.

Chính sách tín dụng phải ln được triển khai nhanh chóng xuống chi nhánh của QTDTW.

- Đối với chính sách khách hàng :

Chính sách khách hàng yêu cầu quan trọng nhất là phải đảm bảo được tính

minh bạch, cơng bằng, thống nhất trong cách hành xử của QTDTW đối với tất cả các khách hàng.

Chính sách khách hàng minh bạch sẽ giúp tạo được lòng tin nơi khách hàng.

Mặc khác, hiện nay các vấn đề về vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang trở thành đề tài được nhắc đến trên các phương tiện truyền thơng, thì một chính sách khách hàng minh bạch sẽ giúp hạn chế được một phần những tiêu cực trong quan hệ giữa khách hàng và cán bộ phụ trách cơng tác tín dụng.

- Chính sách đối với QTDCS :

Định hướng hoạt động của QTDTW chú trọng sự phát triển của toàn hệ thống

QTD. Hội sở của QTDTW ln tích cực tìm kiếm các nguồn vốn dự án có chi phí thấp để tạo điều kiện phát triển cho các QTDCS mở rộng dư nợ; tăng cường tư vấn, tập huấn

nghiệp vụ đễ hỗ trợ QTDCS, nhằm tăng sức mạnh cho QTDCS, từ đó tạo tiền đề mở rộng tín dụng đến các thành viên của QTDCS. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách hợp lý đối với QTDCS là nhân tố then chốt quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh

của QTDTW.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến giải pháp dành cho chính sách tín dụng đối với QTDCS.

Chính sách tín dụng đối với QTDCS phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

• Chính sách tín dụng phải thể hiện được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của QTDTW đến hoạt động kinh doanh của QTDCS. Vì trong quan hệ kinh

doanh, QTDTW là đầu mối liên kết để hỗ trợ, tư vấn về nghiệp vụ, cũng

như cung cấp nguồn vốn đến QTDCS, nhưng QTDCS cũng chính là khách hàng lớn của QTDTW, QTDCS đem lại lợi nhuận chủ yếu cho QTDTW trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, ngoài việc tiếp cận nguồn vốn từ QTDTW, các QTDCS vẫn đang tiếp cận nguồn vốn từ một số NHTMCP.

• Chính sách tín dụng phải mang tính linh động, cụ thể đối với từng QTDCS

đặt trên các địa bàn khác nhau. Một chính sách tín dụng linh động sẽ phù

hợp với hồn cảnh đặc thù trên từng địa bàn. Ví dụ: các QTDCS hoạt động tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Bình Phước thường có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của QTDTW vì đối tượng khách hàng của các QTDCS này chủ yếu vay vốn để đầu tư trồng hoặc chế biến các loại cây dài ngày như cà phê, cao

su… Ngược lại, các QTDCS có địa bàn hoạt động tại các thành phố lớn

như TPHCM, Hà Nội thì lại có nhu cầu vay chi trả nhiều…

• Chính sách tín dụng phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế trong từng giai đoạn.

- Đối với chính sách cấp tín dụng :

Chính sách cấp tín dụng phải đáp ứng được tính minh bạch, nhất qn, cơng

bằng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Chính sách cấp tín dụng phải thể

hiện được sự chuyên nghiệp, là cam kết đảm bảo của QTDTW đối với khách hàng trong quá trình vay vốn.

Chính sách cấp tín dụng phải thể hiện việc tăng tín chủ động cho các chi

nhánh. Với mức phán quyết hạn mức tín dụng hiện nay, mỗi chi nhánh chỉ được cấp tín dụng tối đa là 2 tỷ đồng.

Chính sách cấp tín dụng phải thể hiện sự linh hoạt trong quá trình giải ngân phục vụ khách hàng; đáp ứng được nhu cầu rút tiền theo hạn mức tín dụng của khách

hàng.

- Đối với chính sách về tài sản đảm bảo:

Chính sách về tài sản đảm bảo phải là một trong những chính sách có ảnh

hưởng đến lớn đến hoạt động tín dụng, vận dụng chính sách này một cách hợp lý sẽ giúp công tác mở rộng tín dụng đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, chính sách này phải đảm bảo được những nguyên tắc sau:

• Chính sách phải đảm bảo được sự an toàn trong việc bù đắp rủi ro khi

khách hàng khơng trả được nợ;

• Chính sách phải phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế (những loại tài sản nào hiện nay có đủ điều kiện để dùng làm tài sản đảm bảo thì sẽ được đưa vào danh mục tài sản đảm bảo, hiện nay danh mục tài sản đảm

bảo của QTDTW khơng tính đến vàng và giá trị các loại chứng khốn…) - Đối với chính sách về định giá tài sản đảm bảo:

Hiện nay, quy định về định giá tại QTDTW đang được Giám đốc tại các chi

nhánh đề xuất nên có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Do dó, trong phạm vi

đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp trong chính sách định giá tài sản. Chính

sách định giá tài sản đảm bảo phải thỏa mãn một số tiêu chí sau:

• Chính sách định giá tài sản phải phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế (việc định giá tài sản là bất động sản hiện nay dùng giá tham chiếu là đơn giá do Nhà nước ban hành, mà trên thực tế, khung giá này thường rất thấp so với giá cả thị trường.)

1457/QĐ/QTDTW thì QTDTW giá trị món vay khơng q 50% giá trị tài sản đảm bảo; trong khi đó quy định về tài sản đảm bảo mà các TCTD khác

đang áp dụng là giá trị món vay khơng q 70% giá trị tài sản đảm bảo).

- Về đối tượng khách hàng :

Xét về đối tượng khách hàng ngoài hệ thống, QTDTW có những định hướng

về khách hàng cụ thể như sau:

• Tập trung đầu tư vào khối khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì

đây là đối tượng khách hàng thường được tài trợ bởi các nguồn vốn dự án

quốc tế (phù hợp với định hướng hoạt động của QTDTW); mặt khác, với

thương hiệu hiện nay của QTDTW, QTDTW sẽ dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng này hơn so với các loại hình Doanh nghiệp lớn.

• Tập trung phát triển theo hướng đầu tư vào loại hình các tổ kinh kinh tế là

Hợp tác xã. Đối tượng khách hàng này phù hợp với tiêu chí phát triển của QTDTW trong tương lai là trở thành ngân hàng Hợp tác. Hiện nay, đối tượng khách hàng là hợp tác xã ít được chú trọng là do mộ số hợp tác xã chưa hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên vẫn có nhiều hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả, và được sự hỗ trợ lớn nhà nước.

• Đặc biệt chú trọng vào thị trường khách hàng tiêu dùng. Với xu thế hiện

nay, khi việc quản lý các khoản thu nhập đều thông qua hoạt động Ngân

hàng, QTDTW đã từng bước hồn thiện hệ thống cơng nghệ, cũng như việc phát hành thẻ rút tiền, QTDTW xác định hướng cho vay tiêu dùng như cho vay thông qua thẻ, vay thấu chi, vay mua nhà, vay mua ô tô… tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay CBCNV mà QTDTW đang có những thành cơng nhất định. Hiện nay, QTDTW xác định đối tượng khách hàng của mình tập trung vào phân khúc thị trường trung bình, thì tập trung vào thị trường bán lẻ là một hướng phát triển hợp lý, phù hợp với điều kiện của QTDTW. Và

hiện nay, dù đang có sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD về thị trường bán lẻ, nhưng thị trường bán lẻ này vẫn còn chưa được khai thác hết, và còn là thị trường rất tiềm năng. Hội sở QTDTW chủ động kí kết các hợp đồng liên kết với các tổ chức kinh tế lớn, tổng công ty, hoặc các dự án lớn và ủy quyền cho chi nhánh giải ngân. Thông qua việc này, Hội sở sẽ trở thành

đầu mối trong việc triển khai các dự án đến từng chi nhánh. Vì trên thực tế,

hiện nay các chi nhánh với uy tín của mình, khi triển khai cho vay CBCNV chỉ tiếp cận một cách riêng lẽ, không tiếp cận được các tổng cơng ty lớn…, do đó khơng thể mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, Hội sở QTDTW với uy tín

và là tiếng nói chung của tồn hệ thống QTDTW, Hội sở QTDTW sẽ đứng ra đàm phán các hợp đồng lớn hơn. Ví dụ, Hội sở QTDTW sẽ ký hợp đồng liên kết trong việc triển khai cho vay đến CBCNV của Tổng cơng ty điện lực, khi đó, các chi nhánh chỉ cần triển khai cho vay đến các chi nhánh của Tổng công ty điện lực.

- Đối với chính sách về nhân sự :

Chính sách nhân sự là một trong những vấn đề rất quan trọng trong bất kỳ hoạt

động của tất cả các TCTD. Một chính sách nhân sự hợp lý sẽ đóng góp rất nhiều đến sử

phát triển của hệ thống QTDTW.

Đội ngũ CBCNV của QTDTW phần lớn mang tính kế thừa từ đội ngũ cán bộ

từ Ngân hàng nhà nước hỗ trợ cho QTDTW và từ Quỹ tín dụng khu vực trước đây, do đó, bên cạnh những thuận lợi như kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực ngân hàng., am hiểu

đầy đủ về nghiệp vụ ngân hàng thì vẫn có những hạn chế nhất định trong vấn để tuổi tác,

tiếp thu công nghệ, tác phong giao dịch hiện đại…

Do đó, để có một đội ngũ CBCNV đáp ứng được nhu cầu phát triển thì chính

• Từng bước trẻ hóa đội ngũ CBCNV cũng như đội ngũ lãnh đạo của

QTDTW (hiện nay tỷ lệ CBCNV dưới 30 tuổi chỉ chiếm xấp xỉ 50%). Bên cạnh những ưu điểm về kinh nghiệm và tầm nhìn từ những cán bộ có thâm niên trong nghành, thì QTDTW cũng cần có đội ngũ cán bộ trẻ, chấp nhận

đương đầu với những khó khăn, thử thách của tình hình mới. Đội ngũ

CBCNV trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu các cơng nghệ mới, tác phong phục vụ mới, cũng như dễ dàng thích ứng với những biến động trong cơng việc.

• Xây dựng các khóa tập huấn về nghiệp vụ thường xuyên, các chương trình kiểm tra theo định kỳ nhằm cập nhật các quy trình, chính sách mới. Các khóa huấn luyện này cần mang tính thực tiễn, hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, lý thuyết nặng nề. Hiện nay các khóa huấn luyện của QTDTW

đang triển khai chủ yếu mang tính phổ biến các chính sách, các chương

trình cho vay vốn dự án mà khơng đi sâu vào q trình tiếp cận khách hàng, chưa phát huy hết tác dụng của khóa tập huấn.

• Xây dựng một thang điểm để đánh giá năng lực làm việc của từng CBCNV, việc đánh giá cần dựa trên các tiêu chí cụ thể, tránh tình trạng cào bằng, gây ra tâm trạng ỷ lại trong cơng việc, triệt tiêu ý chí phấn đấu của CBCNV.

Thang điểm đánh giá sẽ giúp tạo một mơi trường làm việc cơng bằng và có hiệu quả, đồng thời triệt tiêu tư tưởng ỷ lại của một bộ phận nhỏ các

CBCNV.

• Từng bước xây dựng đội ngũ kế thừa trẻ tuổi, năng động vào các vị trí lãnh

đạo. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các TCTD, địi hỏi các vị trí

lãnh đạo khơng chỉ có tầm nhìn, kinh nghiệm mà cịn phải có những tố chất

đưa ra những quyết định nhanh, nắm bắt được cơ hội, cũng như những

chiến lược chấp nhận thử thách…

• Có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút nhân tài, tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể.

- Đối với chính sách về cơng nghệ:

Cơng nghệ là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng hiện đại. Các hoạt động quản lý, giao dịch ngân hàng đều được thực hiện dựa trên công nghệ tin học. Hơn thế nữa, trong hoạt động Ngân hàng, đáp ứng được những

yêu cầu công nghệ tiên tiến là một trong những yêu cầu nhất thiết để có thể duy trì và

phát triển.

QTDTW có thời gian hình thành và phát triển khá lâu, nhưng yếu tố công nghệ vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ đưa ra giải pháp liên quan đến hoạt động tín dụng. Do đó, chính sách về cơng nghệ phải đạt được những yêu

cầu sau:

• Chính sách cơng nghệ phải ln cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng : công nghệ thẻ, công nghệ bảo mật, công nghệ chuyển tiền nhanh chóng…

• Chính sách cơng nghệ phải được ưu tiên hàng đầu trong thời gian sớm nhất. Với công nghệ được trang bị tốt, QTDTW sẽ từng bước phát triển và cạnh tranh với các TCTD khác trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Từ đó

làm gia tăng nguồn thu nhập từ hoạt động ngân hàng, giảm áp lực lợi nhuận lên hoạt động tín dụng.

• Đặc biệt, việc phát triển cơng nghệ thẻ cũng như những chiến lược kinh

doanh hợp lý sẽ giúp QTDTW phát triển được các chương trình cho vay

thơng qua thẻ tín dụng (thấu chi, tiêu dùng…). - Đối với hoạt động Marketing tín dụng:

Hiện nay, QTDTW chưa có bộ phận Marketing riêng biệt để phát triển thương hiệu QTDTW. Hội sở QTDTW chưa có sự chú trọng đến hoạt động Marketing. Trong xu hướng phát triển mới, hoạt động Marketing là một trong những yếu tố quan trọng để đóng

góp cho sự thành cơng của QTDTW. Trong phạm vi nghiên cứu, dựa trên những điều

kiện hiện nay của QTDTW, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động Marketing tín dụng như sau:

• Hội sở QTDTW nên thành lập riêng bộ phận marketing để có sự nghiên cứu sâu, xây dựng chương trình phát triển các hoạt động của QTDTW nói

chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

• Hội sở nên tiến hành xây dựng các chương trình marketing chung cho tồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng trung ương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 75)