2.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Nguồn vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Vốn huy động tăng, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trên cơ sở sử dụng an toàn và hiệu quả đồng vốn. Trong những năm qua, BIDV đã rất quan tâm đến cơng tác huy động vốn, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn từ các nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội bao gồm huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, tiết kiệm tích lũy bảo an,…Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên từ 251.924 tỷ đồng năm 2010 đến 356.610 tỷ đồng năm
2013 tăng 7,7% so với năm 2012 vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 đặt ra đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống.
Bảng 2.1. Kết quả huy động của BIDV giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1 Tổng nguồn vốn huy động 251.924 244.838 331.116 356.610 2 Cơ cấu huy động vốn
-Theo sản phẩm
Tiền gửi thanh tốn 52.363 43.655 56.104 57.394
Tiền gửi có kỳ hạn 98.316 74.168 96.459 96.356
Tiền gửi tiết kiệm 94.022 122.685 150.497 185.152
Giấy tờ có giá 7.223 4.330 28.056 17.708
-Theo kỳ hạn
Khơng kỳ hạn 52.541 43.733 56.104 57.593
Có kỳ hạn và GTCG 199.383 201.105 275.012 299.017
-Theo đối tượng khách hàng
HĐV từ KH DN 151.560 116.040 155.523 161.437
HĐV từ KH CN 100.364 128.798 175.593 195.173
-Theo loại tiền
VND 212.170 211.655 304.568 332.646
Đồ thị 2.1 Huy động vốn BIDV giai đoạn 2010-2013 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng:
Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của BIDV ln đứng thứ ba trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam và đã khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong cơng tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, khai khống,…Đồng thời ngân hàng cịn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các tập đoàn, tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm sốt tín dụng ln được thực hiện một cách tồn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững.
Với vai trò là một NHTM lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách tăng trưởng của NHNN, BIDV ln linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt
bình quân của BIDV là 20,6%, thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng là 22,4% do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Dư nợ tín dụng năm 2010 là 223.556 tỷ đồng,năm 2011 là 226.792 tỷ đồng, đến 31.12.2013 dư nợ đạt 300.928 tỷ đồng tăng trưởng 5,27%, là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện môi trường kinh doanh.
Bảng 2.2: Quy mơ và cơ cấu tín dụng của BIDV giai đoạn 2010-2013
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Qui mô Tỷ trọng Qui mô Tỷ trọng Qui mô Tỷ trọng Qui mô Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 130.780 58,50% 124.962 55,10% 159.796 55,90% 167.045 55,51% Nợ trung hạn 22.132 9,90% 27.442 12,10% 34.160 11,95% 36.472 12,12% Nợ dài hạn 70.644 31,60% 74.388 32,80% 91.904 32,15% 97.411 32,37% Tổng dư nợ 223.556 100% 226.792 100% 285.860 100% 300.928 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010- 2013
Chất lượng tín dụng được kiểm soát theo đúng mục tiêu: Do khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng. Mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh song BIDV đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để kiểm sốt nợ xấu, theo đó, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2013 là 2,37%.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay 223.556 226.792 285.860 300.928
Nợ xấu 6.081 6.713 8.290 7.132
Nợ xấu/Tổng dư nợ 2,72% 2,96% 2,90% 2,37%
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010- 2013
2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ:
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, BIDV ln chú trọng đầu tư và phát triển hoạt động dịch vụ. Đối với BIDV, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của tồn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ rịng giai đoạn 2010-2013 của BIDV tăng trưởng bình qn 21%/ năm liên tục nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam về thu dịch vụ ròng. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/Tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2010-2013 duy trì ổn định ở mức 13%-14%.
Bảng 2.4: Thu nhập hoạt động dịch vụ BIDV giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thu từ hoạt động thanh toán 766.320 911.957 830.148 890.532
Thu từ hoạt động bảo lãnh 632.246 816.832 786.945 894.472
Thu từ hoạt động ngân quỹ 31.405 39.527 26.550 26.612
Thu từ hoạt động đại lý ủy thác 24.029 34.522 82.425 81.416
Thu từ hoạt động bảo hiểm và dịch vụ
khác 957.228 1.010.582 1.025.719 1.190.980
Tổng thu từ hoạt động dịch vụ 2.411.228 2.813.420 2.751.787 3.084.012
Chi phí hoạt động dịch vụ (634.700) (656.215) (615.925) (622.528)
Thu dịch vụ ròng 1.776.528 2.157.205 2.135.862 2.461.484
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh
Giai đoạn 2010-2013 là giai đoạn nhiều khó khăn với những biến động kinh tế lớn. Tuy nhiên, với những nỗ lực cố gắng khơng ngừng của tồn bộ cán bộ nhân viên, BIDV đã hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị giao phó, góp phần vào sự phát triển của tồn hệ thống.
Bảng 2.5 :Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2010-2013
ĐVT:Tỷ Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản 366.268 405.755 484.785 548.386
Vốn chủ sở hữu 24.220 24.390 26.494 32.040
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013
Đồ thị 2.2: Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu BIDV giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 tổng tài sản của BIDV là 366.268 tỷ đồng, năm 2011 là 405.755 tỷ đồng tăng 23,56% so với năm 2010, năm 2012 đạt 484.785 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2013 tổng tài sản lại tiếp tục tăng cao với 548.386 tỷ đồng tăng 13.12% so với năm 2012 giữ vững vị trí thứ 3 về quy mơ tổng tài sản so với các NHTM trên thị trường.
Cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu BIDV cũng được bổ sung tương ứng. Đến thời điểm 31/12/2013 vốn chủ sở hữu đạt 32.040 tỷ đồng tăng
20.93% so với năm 2012 do trong năm 2013 BIDV đã phát hành thành cơng cổ phiếu, BIDV đã trở thành ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu đứng thứ 4 trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
Bảng 2.6 : Một số chỉ tiêu tổng quát về kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu thuần 11.488 15.414 16.677 19.210
Chi phí hoạt động (5.546) (6.652) (6.765) (7.436)
Lợi nhuận sau thuế 3.758 3.209 3.265 4.051
ROA (%) 1,13 0,83 0,74 0,78
ROE (%) 17,96 13,2 12,9 13,84
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013
BIDV không ngừng tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận năm 2010 đạt 3.758 tỷ đồng, năm 2011 đạt 3.209 tỷ đồng giảm chỉ bằng 85% so với năm 2010 do nhiều yếu tố như: lạm phát, thị trường tài chính biến động giá vàng tăng, thị trường chứng khoán suy giảm tác động đến toàn hệ thống ngân hàng và BIDV. Năm 2013 lợi nhuận đạt 4.051 tỷ đồng tăng 24.07 % so với năm 2012, hoàn thành 112% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đề ra.
2.2 Thực trạng huy động vốn tại BIDV2.2.1 Thị phần của BIDV về huy động vốn 2.2.1 Thị phần của BIDV về huy động vốn 2.2.1.1 Mạng lưới hoạt động của các NHTM
Trong thời gian hai thập kỷ qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và qui mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng (1991) lên 99 ngân hàng vào cuối năm 2013, trong đó có 5 NHTMNN (gồm cả NHTMCP Nhà nước giữ cổ phần chi phối), 1 ngân hàng chính sách, 34 NHTMCP, 50 chi nhánh NH nước ngồi, 4 ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng khả quan thể hiện qua tổng tài sản liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đối với các
Bảng 2.7: Mạng lưới hoạt động một số NHTM lớn (đến 31/12/2013)
Ngân hàng Chi nhánh Phòng Giao dịch Quỹ Tiết kiệm
1. Agribank 354 2.046 2. Vietinbank 152 950 50 3. BIDV 126 503 95 4. Vietcombank 79 333 6. MBB 62 140 7. ACB 77 265
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại năm 2013
Mạng lưới các NHTM lớn có số lượng tập trung rộng khắp đất nước trong đó: Agribank có mạng lưới lớn nhất với 2,400 CN, PGD tại tất cả các xã, quận, huyện của các tỉnh. Vietinbank có mạng lưới lớn thứ hai với 1,152 CN, PGD, QTK tại các tỉnh, vị trí tiếp theo của các ngân hàng lần lượt theo thứ tự: BIDV (724 CN, PGD, QTK), Vietcombank (412 CN, PGD), ACB (342 CN, PGD).
Năm 2013, tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn trong cơng tác phát triển mạng lưới nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của các chi nhánh, BIDV cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Đến 31/12/2013, tổng số mạng lưới hoạt động của BIDV là 724 điểm, trong đó có 126 CN, 503 PGD và 95 QTK, đứng thứ 3 trong hệ thống NHTM về số lượng điểm mạng lưới. Tận dụng lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước BIDV đã phát triển các dịch vụ ngân hàng cốt lõi về sản phẩm điện tử như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng SMS, máy nộp tiền hay thẻ Master nhằm thu hút một lượng khách hàng lớn.
Mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã giúp BIDV tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình doanh nghiệp. BIDV dự kiến trong tương lai sẽ tiếp tục thành lập thêm các hiện diện thương mại tại một số nước Châu Âu để phục vụ các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động tại các thị trường này. Ngoài ra, với 05 công ty con, 05 đơn vị liên doanh và các đơn vị liên kết hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ…, BIDV đang
hướng tới mơ hình một tập đồn tài chính đa năng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập với thế giới của kinh tế Việt Nam.
Đồ thị 2.3: Mạng lưới của BIDV giai đoạn 2010-2013
Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTMNN so với NHTMCP và NHNN&LD đó chính là mạng lưới hoạt động. Nhóm NHTMNN gồm 1 ngân hàng: Agribank. Tuy nhiên do BIDV, MHB, Vietcombank, Vietinbank có tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ cao (BIDV: 95%, MHB: 91,26%, Vietcombank chiếm77,11% và Vietinbank chiếm 64,46%) và có nền tảng từ NHTMNN nên tạm xếp vào nhóm NHTMNN). Trong bối cảnh cạnh tranh trên cùng một mặt bằng lãi suất, mạng lưới rộng khắp sẽ là một lợi thế lớn. Hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã được phát triển từ lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.
Các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, MBB, MSB…Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của các NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đơ thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này
2.2.1.2 Thị phần huy động vốn của BIDV
BIDV là một trong số những ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV ln duy trì và nâng cao được thị phần của Ngân hàng ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, đặt biệt là mở rộng thị phần huy động vốn.
Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng so với năm 2010 Năm 2012 Tốc độ tăng so với năm 2011 Năm 2013 Tốc độ tăng so với năm 2012 1 BIDV 251.924 244.838 -2,81% 331.116 35,24% 356.610 7,70% 2 Agribank 474.941 417.526 -12,09% 492.935 18,06% 571.312 15,90% 3 Vietinbank 339.699 342.771 0,90% 317.775 -7,29% 381.062 19,92% 4 Vietcombank 208.320 241.700 16,02% 303.942 25,75% 334.259 9,97% 5 MBB 90.587 89.549 -1,15% 117.747 31,49% 136.089 15,58% 6 ACB 137.509 142.218 3,42% 125.234 -11,94% 138.111 10,28% 7 Eximbank 79.005 53.653 -31,51% 70.458 31,32% 79.472 12,79% 8 Sacombank 120.849 75.092 -37,86% 107.459 43,10% 131.465 22,34%
Nguồn: Báo cáo thường niên một số ngân hàng giai đoạn 2010-2013
Năm 2012 đánh dấu nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên huy động vốn của BIDV vẫn đạt được những thành tích vượt bậc đáng khích lệ. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 331.116 tỷ đồng, tăng 35,24% so với cuối năm 2011-đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra. Xét trong mối tương quan giữa các ngân hàng, BIDV giữ vị thế thứ 2, chiếm thị phần 11.5% toàn hệ thống.
BIDV đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, xác định là trọng tâm ưu tiên trong công tác chỉ đạo điều hành. Thị phần huy động luôn được mở rộng, nếu như năm 2010 thị phần chiếm 8.5% nguồn vốn huy động tồn ngành, thì đến năm 2012, tỷ trọng trên là 11.5%.
Năm 2013, nền kinh tế bắt đầu hồi phục nhưng chưa rõ ràng. Nhằm đạt mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm soát tiền tệ.
Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng vẫn cịn nhiều khó khăn, BIDV vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả trên là sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ và phục vụ khách hàng. Xem xét thị phần huy động vốn, BIDV chiếm 10.8% tồn hệ thống và giữ vị trí thứ 3. Agribank giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp giảm từ 19% xuống 16%.
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cơng tác huy động vốn2.2.2.1 Dịch vụ thanh tốn 2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán