Kiểm toán hoạt động cho vay lại vốn ODA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

2.2.2 .1Hạn chế

2.3 Thực trạng kiểm toán nội bộ tại VDB

2.3.3.4 Kiểm toán hoạt động cho vay lại vốn ODA

* Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định:

- Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp và dự án vay vốn: kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp, dự án vay vốn và các văn bản liên quan tới dự án vay vốn.

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về thẩm định (đối với các dự án VDB chịu rủi ro tín dụng): kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn, khách quan của các số liệu thẩm

định về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tổ chức, điều

hành, quản lý dự án, về tính khả thi của dự án, về tài sản bảo đảm tiền vay. Kiểm tra việc thực hiện phối hợp thẩm định và thời hạn thẩm định.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và tổ chức thực hiện dự án.

+ Kiểm tra các tài liệu sau để xác định tính hợp lý, hợp lệ v à đồng nhất của các hồ sơ tài liệu:

 Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện

trợ của nước ngồi (nếu có).

 Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc dự án đầu t ư xây dựng cơng trình/báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng cơng trình (trường hợp dự án có vốn đầu t ư nhỏ hơn 15 tỷ đồng), Giấy chứng nhận đầu t ư (đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình có tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng trở lên)

 Quyết định đầu tư và các quyết định, công văn điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

 Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và các quyết

định, cơng văn điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

 Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư (đối với dự án đang thực hiện).

+ Kiểm tra sự phù hợp về nội dung đầu tư, nguồn vốn đầu tư giữa báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc giấy chứng nhận đầu t ư), quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, tổng dự toán với ý kiến thẩm định của VDB.

- Kiểm tra việc thực hiện thông báo cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng: + Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại thông báo cho vay trước khi ký hợp đồng tín dụng.

+ Kiểm tra sự phù hợp của các nội dung hợp đồng tín dụng, chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự.

(Nội dung hợp đồng tín dụng phải đảm bảo phù hợp với công văn giao nhiệm vụ quản lý cho vay, thu hồi nợ vay đối với dự án của VDB; đối với dự án VDB khơng chịu rủi ro thì hợp đồng tín dụng phải phù hợp với các tài liệu kèm theo như:

Hiệp định tài trợ, hợp đồng ủy quyền đã ký giữa Bộ Tài chính và VDB, văn bản của Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính cho dự án (nếu có), thơng t ư hoặc văn bản của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho dự án (nếu có).

* Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay:

- Kiểm tra nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vayvà phụ lục kèm theo (nếu có) phù hợp với quy định của Nh à nước và của VDB, chủ thể ký hợp đồng theo quy

định của pháp luật về hợp đồng dân sự.

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, biên bản định giá tài sản bảo đảm, các căn cứ định giá.

- Kiểm tra công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hợp đồng bảo

đảm theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra quá trình theo dõi giám sát tài sản bảo đảm tiền vay thông qua việc kiểm tra định kỳ, đánh giá hiện trạng, giá trị tài sản bảo đảm của chi nhánh.

Lưu ý: do hồ sơ bảo đảm tiền vay được lưu giữ tại kho quỹ nên việc kiểm tra

căn cứ vào hồ sơ phô tô lưu giữ tại phịng tín dụng. Trong trường hợp cần thiết, thực

hiện kiểm tra hồ sơ gốc tại kho quỹ.

* Kiểm tra hồ sơ giải ngân

- Cho vay tạm ứng:

+ Kiểm tra đối tượng cho vay tạm ứng, mức vốn cho vay tạm ứng, thời gian tạm ứng theo quy định.

+ Kiểm tra các căn cứ tạm ứng, thủ tục hoànứng.

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thanh toán, chuyển tiền, giám sát tiền cho vay tạm ứng.

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng thông qua việc kiểm tra chứng từ hoặc khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán.

+ Kiểm tra việc thu hồi tạm ứng đối với các tr ường hợp không đủ điều kiện tạm ứng hoặc do chi nhánh phát hiện việc sử dụng vốn tạm ứng sai mục đích (nếu có).

- Cho vay thanh tốn khối lượng hồn thành:

+ Kiểm tra các căn cứ giải ngân:

 Quyết định đầu tư, tổng dự toán, dự toán, quyết định trúng thầu, dự toán trúng thầu, hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng mua thiết bị, hợp đồng tư vấn…quyết định phê duyệt hợp đồng, giấy đề nghị giải ngân, biên bản nghiệm thu, bảng tính giá trị khối lượng hồn thành, hố đơn, chứng từ.

 Kiểm tra sự phù hợp về thẩm quyền, về nội dung hợp đồng với quyết

định phê duyệt kết quả đấu thầu (chỉ thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện), dự

toán và quyết định đầu tư.

 Kiểm tra việc thu hồi vốn tạm ứng thông qua giá trị khối l ượng hồn thành (nếu có).

 Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của việc ghi chép trên chứng từ thanh tốn.

Lưu ý: trong q trình kiểm tra có thể kết hợp đi thực tế dự án để kiểm tra tình hình sử dụng vốn và kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay của một số chủ đầu t ư.

* Kiểm tra việc theo dõi thu nợ:

- Kiểm tra việc trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký, các thủ tục gia hạn nợ, thẩm quyền gia hạn nợ.

- Kiểm tra các biện pháp thu nợ của chi nhánh thơng qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn.

- Kiểm tra cơng tác đánh giá, phân loại nợ của chi nhánh theo hướng dẫn của VDB.

Lư: trong q trình kiểm tra có thể kết hợp đi thực tế dự án để kiểm tra tình hình sử dụng vốn và kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay của một số chủ đầu t ư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)