1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia
1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 24 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, ngành ngân hàng đã có những thay đổi lớn về số lượng đơn vị hoạt động cũng như quy mô tài sản. Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng khơng cịn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà cịn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thơng như thẻ thanh tốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,….Tính đến 31/12/2013, Việt Nam có 01 NHTM Nhà nước (Agribank), 04 ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm cổ phần chi phối (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB); 33 ngân hàng TMCP; 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, 968 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 2 TCTC vi mô; 04 ngân hàng liên doanh; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi; 49 văn
phịng đại diện của các ngân hàng nước ngồi; 18 cơng ty tài chính và 12 cơng ty cho thuê tài chính. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 5,96 triệu tỷ đồng, tăng gần 206 nghìn tỷ tương đương 3,74% so với cuối năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước là hơn 5,16 triệu tỷ đồng. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Vietinbank đang dẫn đầu hệ thống với hơn 597 nghìn tỷ đồng, theo sau là BIDV với 579 nghìn tỷ và Vietcombank hơn 504 nghìn tỷ đồng. Ba ngân hàng này cũng bỏ khá xa tài sản của các ngân hàng cổ phần nhóm sau với quy mô gấp hơn 2 lần. Tổng tài sản của MDBank hiện đang nhỏ nhất hệ thống khi đạt chưa đầy 7 nghìn tỷ đồng. Cùng với SaiGonBank thì đây là 2 ngân hàng duy nhất có tổng tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến đầu tháng 7/2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối 2013. Trong đó nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều lệ 130.634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệ thống. Số liệu của các ngân hàng cập nhật cùng thời điểm thì cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37.200 tỷ đồng, cao hơn trên dưới chục nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank. Nhóm NHTMCP có 4 ngân hàng vốn điều lệ từ 10.000 đến 20.000 tỷ MBBank,CSB,Sacombank,Eximbank), 12 ngân hàng vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ, trong đó có 6 ngân hàng vốn tròn 3.000 tỷ, tối thiểu theo quy định của NHNN là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank và VietBank.
Cùng với sự phát triển đó hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng lớn do tác động của các nhân tố bên ngoài cũng như các nhân tố xuất phát từ bên trong ngân hàng. Ngoài các rủi ro về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá…thì rủi ro về nợ xấu đang là vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài ở nội hay ngoại bảng đều là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết.