Thẩm định chặt chẽ tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 69)

1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia

1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.3. Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu

3.3.6. Thẩm định chặt chẽ tài sản đảm bảo

Sự an toàn là một vấn đề cần xem xét trước tiên đối với mọi khoản cho vay, do vậy ngân hàng thường sẽ cho vay trên cơ sở có đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. Loại đảm bảo tín dụng ngân hàng chấp thuận khi thỏa mãn các điều kiện sau: Một là phải dễ dàng xác định, hai là phải có giá trị và tuổi thọ tương đối dài, ba là ngân hàng phải có khả năng định giá phù hợp với giá trị tài sản, bốn là phải dễ bán và có một thị trường hiện tại của nó.

Muốn xác định giá trị tài sản đảm bảo, ngân hàng phải làm được: Một là nhận diện được tài sản, hai là giữ quyền sở hữu tài sản, ba là xác định giá trị hiện tại và bốn là tìm thị trường của tài sản.

Vì vậy, cán bộ tín dụng phải cố gắng tìm mọi cách tìm hiểu các tài sản làm đảm bảo và có được các thơng tin đầy đủ tài sản. Sự kiểm định tài sản làm đảm bảo cũng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng định giá và xác định khả năng phát mại trên thị trường.

Ngân hàng thường lưỡng lự cho vay không đảm bảo đối với doanh nghiệp khi họ chưa có hiểu biết nhiều về doanh nghiệp. Khoản vay muốn được ngân hàng chấp thuận trên cơ sở khơng đảm bảo thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Ngân hàng phải tin tưởng chắc chắn vào tư cách và năng lực của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải có sức mạnh tài chính dồi dào.

- Doanh nghiệp phải có khả năng trả hết nợ thậm chí trong những tình huống bất lợi.

- Doanh nghiệp phải có hồ sơ tốt về các hoạt động tín dụng trước đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)