Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia

1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.2. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại

2.2.1 Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Quý 2/2014

STT Chỉ tiêu Số dư

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 389.939 10,81 2 Công nghiệp và xây dựng 1.351.767 37,47 a. Công nghiệp 997.994 27,67 b. Xây dựng 353.773 9,81 3 Hoạt động thương mại, Vận tải và Viễn

thông 808.223 22,41

a. Thương mại 684.460 18,97 b. Vận tải và Viễn thông 123.764 3,43 4 Các hoạt động dịch vụ khác 1.057.425 29,31

TỔNG CỘNG 3.607.354

Nguồn: tổng hợp số liệu từ NHNN

Từ bảng 2.2 cho thấy dư nợ lớn đang tập trung vào các ngành như công nghiệp (27,67%), ngành dịch vụ (29,31%), ngành thương mại (18,97%). Tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do các ngành này đang hoạt động tương đối tốt và thể hiện khả năng phục hồi trong môi trường kinh doanh khó khăn. Do đó mở rộng cho vay các ngành này thực tế là một đều tốt cho các ngân hàng.

Theo số liệu công bố của Ủy ban chứng khốn tài chính quốc gia vào cuối năm 2013, nợ xấu đang tập trung ở những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài

chính xấu. Đó là ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo (21,15%), ngành bán buôn và bán lẻ (16,93%), hoạt động dịch vụ khác (12,51%), bất động sản (11,37%), xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng (10,13%), vận tải, kho bãi (9,43%).

21,15% 16,93% 12,51% 11,37% 10,13% 9,43%

Công nghiệp chế biến, chế tạo Bán buôn và bán lẻ

Hoạt động dịch vụ khác Bất động sản

Xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng

Vận tải, kho bãi

Hình 2.2: Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tính đến cuối năm 2013

Hiện nay nợ xấu tập trung cao vào bất động sản và chứng khoán. Trong những năm qua thị trường bất động sản và chứng khoán đang trầm lắng, giá bất động sản hiện nay đã sụt giảm 50% và thanh khoản kém. Trong khi đó bất động sản và chứng khoán là hai lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi về kinh tế vĩ mơ. Vì vậy khi hai thị trường này đóng băng trong thời gian qua và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ cho các khoản đầu tư vốn cho hai lĩnh vực nêu trên.

Tuy nhiên, số liệu nợ xấu của hai khu vực này cịn chưa thống nhất, cập nhật chính xác. Chính vì vậy, nợ xấu trong hai lĩnh vực này cần phải đánh giá một cách khách quan và thực chất để quyết định xem có nên hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản, kịp thời tạo địn bẩy kích thích sự rã băng của bất động sản cũng như sự ấm lên của thị trường chứng khoán. Mặt khác nợ xấu của Việt Nam hiện nay gắn liền với khu vực bất

động sản, hầu hết tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đều là bất động sản, nên khi thị trường bất động sản khởi sắc thì nợ xấu sẽ được xử lý nhanh và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)