1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia
1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.5. Đánh giá chung về cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân
2.5.1. Những thành tựu đạt được
Điều mà các chuyên gia đánh giá cao trong q trình xử lý nợ xấu đó là tư duy của các NHTM đã thay đổi. Nếu như trước đây, các NHTM thường giấu nợ xấu để giảm trích lập dự phịng rủi ro để chia cổ tức, chia lợi nhuận… thì đến thời điểm này, các NHTM rất tích cực trích lập dự phịng rủi ro. Phần lớn các NHTM đã khơng chia cổ tức mà dành nguồn tiền này để dự phòng vốn điều lệ, nâng cao thêm năng lực tài chính.
Đến hết tháng 7/2014, con số dự phịng mà các TCTD đã trích lập đạt tới 78.000 tỷ đồng để các TCTD tiếp tục xử lý thêm nợ xấu từ nay đến cuối năm. Và cũng trong tháng 7 tốc độ tăng nợ xấu là thấp nhất (tăng 0,79% so với tháng 6/2014) cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện. NHNN tiếp tục cho phép các NHTM thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay. Kể từ khi thành lập đến giữa quý 3/2014 đã có 35 TCTD bán nợ cho VAMC với 2057 khách hàng 3.536 khoản nợ. Tổng dư nợ gốc VAMC đã mua đạt 58.937 tỷ đồng nợ xấu, với tổng giá mua là 48.976 tỷ đồng và đã phát hành 42.966 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. Trong 3 quý đầu năm VAMC đã mua được 19.630 tỷ đồng nợ xấu với giá mua 16.237 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 7/2014 các NHTM đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó khách hàng trả nợ là 14,3 nghìn tỷ đồng; bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; xử lý bằng dự phịng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng.