1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia
1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc
3.3. Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu
3.3.4. Phân tán rủi ro, đa dạng hóa các hình thức cho vay
Nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro phụ thuộc chính vào khả năng ngăn ngừa của mỗi ngân hàng mà phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với các ngân hàng. Các ngân hàng khơng nên tập trung q nhiều vốn tín dụng cho một khách hàng vay vốn, do đó khi có những dự án khả thi và thực sự có hiệu quả nhưng vượt quá khả năng cung cấp vốn của một ngân hàng hoặc vượt quá mức cho phép thì các ngân hàng nên thực hiện hình thức đồng tài trợ để vừa đảm bảo nhu cầu vốn để thực hiện dự án vừa chủ động phân tán rủi ro giữa các ngân hàng tham gia.
Tại các NHTM, doanh thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao cho dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống sẽ giúp cho các NHTM phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, đảm bảo an tồn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất. Ngân hàng có thể đa dạng hố các hình thức cho vay bằng cách áp dụng nhiều hình thức cho vay thích hợp như: cho vay có thế chấp bằng các khoản phải thu,
tín dụng thuê mua, chiết khấu thương phiếu…cũng là các biện pháp nhằm phân tán rủi ro.