Tập trung đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 62)

1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia

1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.3. Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu

3.3.1. Tập trung đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo

đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Việc khơng kiểm sốt chất lượng nguồn nhân lực cùng với làn sóng thành lập chi nhánh ngân hàng của những năm về trước, đã gây ra nhiều hệ lụy có liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm như hiện nay. Nguồn nhân lực yếu kém chưa đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ, chưa được đào tạo kịp thời, chưa thực sự có năng lực để thẩm định, cộng với quan hệ lợi ích khi thẩm định và giải ngân các dự án đã khiến cho các NHTM rơi vào những khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi. Để đảm bảo an tồn tín dụng và phịng ngừa đến mức thấp nhất rủi ro thì địi hỏi các cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức tốt , am hiểu thị trường và pháp luật. Mỗi cán bộ tín dụng phải có phương pháp tiếp cận khách hàng, từ các tổ chức tín dụng, từ nguồn thơng tin của trung tâm phịng ngừa rủi ro và từ nguồn thông tin khác trên thị trường. Ngồi ra cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến việc điều tra, nghiên cứu, phân tích về năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp, về phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều đó các ngân hàng nên tập trung vào các phương diện sau:

- Nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học , chính xác và minh bạch nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu công việc.

- Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng về khả năng thực hiện cơng việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chun mơn cũng như kỹ năng mềm cần thiết cho đội ngũ cán bộ . Đồng thời,

lập kế hoạch cử các cán bộ tín dụng trẻ có năng lực đi đào tạo chun sâu nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

- Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn , thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên , có thể một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, ngày càng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nói riêng và tồn thể nhân viên nói chung.

- Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ , cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu , học tập để cập nh ật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội , gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.

- Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ , năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn cao có nhiều đóng góp, để khuyến khích sự làm việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng.

- Đối với phân cơng việc cho cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hồn thành cơng việc. Các ngân hàng cần phải có chính sách quản lý cán bộ, khen thưởng đúng mức đối với các cán bộ hồn thành tốt trách nhiệm đồng thời có chế độ kỉ luật nghiêm khắc đối với những người khơng hồn thành nhiệm vụ gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Nâng cao tính kỷ cương , kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng và nhân viên trong ngân hàng bằng cách thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mức sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)