1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia
1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc
3.3. Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu
3.3.3. Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng. Các ngân hàng chỉ được xem xét sử dụng tiền mặt để giải ngân các khoản vay với một số đối tượng, thay vì đa dạng như trước. Cụ thể, trường hợp thứ nhất là thanh tốn cho bên thụ hưởng là bên có quan hệ với khách hàng vay trong mua bán tài sản, thanh tốn chi phí hình thành trên tài sản có thể là tổ chức hoặc cá nhân số tiền dưới 100 triệu đồng một lần giải ngân.
Ngoài ra, việc thanh tốn bằng tiền mặt có thể xem xét với các trường hợp dùng để trả lương cho người lao động, bù đắp vốn tự có mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh, sản xuất...Các đối tượng khác, ngân hàng khi giải ngân,
không được dùng tiền mặt.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc siết chặt giải ngân sẽ góp phần đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát được việc sử
dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay để hạn chế nợ xấu do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng có trách nhiệm quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán phù hợp, các biện pháp giám sát vốn cho vay nhằm đảm bảo việc giải ngân vốn cho vay được thực hiện theo tiến độ sử dụng vốn của phương án, dự án vay vốn, nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và phải thơng báo cơng khai cho khách hàng biết các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng.