Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển huy động vốn của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển vĩnh long , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 73)

- Đông Á, An Bình, Nam Việt, Techcombank, Đạ

3. Tỷ lệ tiền gửi huy động/ Cho vay 35% 30% 32% 51% 59%

3.4.10.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao năng lực hoạt động của các TCTD nói chung, NHTM nói riêng là đào tạo nguồn nhân lực. Vì nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định đến việc thành công của một NH. Để việc đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả thì chúng ta cần các giải pháp sau:

* Đối với các Trường Đại học

Cùng với việc cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp quản lý sinh viên thì trường đào tạo muốn có sinh viên ra trường chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động NH thì phải chú ý đến những vấn đề sau:

+ Mời các chuyên gia đến từ các trung tâm đào tạo, các NH tham gia giảng dạy nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên phù hợp với nhu cầu hoạt động của NH như kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghe, kỹ năng làm việc nhóm…

+ Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với những kiến thức thực tế nhiều hơn bằng cách mời các báo cáo viên đến từ NHNN, NHTM. Khuyến khích sinh viên ở những năm cuối tiếp cận các nghiệp vụ thực tế tại các NH nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt được những yêu cầu về kỹ năng cần có trong cơng việc, vừa khắc phục được khiếm khuyết về kiến thức.

+ Định kỳ nhận phản hồi về chất lượng của sinh viên ra trường để nơi đào tạo điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo nhằm bám sát yêu cầu của thực tiễn.

+ Gắn kết chặt chẽ giữa nơi đào tạo với các NH trên cơ sở đảm bảo lợi ích hợp pháp của hai bên. Lợi ích lớn nhất của sự phối hợp này là các NH có được nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển của NH. Để thực hiện liên kết này, hàng năm căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực, các NH sẽ “đặt hàng” với các Trường Đại học, với yêu cầu đầu ra rõ ràng, các cơ sở đào tạo sẽ có thêm kinh phí từ những đơn đặt hàng này để cải thiện cơ sở vật chất. Sự liên kết này giúp các NH có được nguồn nhân lực chất lượng cao theo u cầu của chính mình, cịn các Trường Đại học sẽ khẳng định được mình, nâng cao uy tín với xã hội và có điều kiện thu hút đầu vào các học sinh giỏi để đáp ứng đầu ra cho từng chuyên ngành.

* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Giao chỉ tiêu tuyển dụng bằng việc xây dựng cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trường Đại học với các đơn vị sử dụng lao động, làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.

- Cho phép các Trường Đại học được quyền tự chủ cao trong đào tạo như tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng tiêu chí qui định; tự chủ về chương trình đào tạo; tự chủ về quản lý tài chính; tự chủ về nguồn nhân lực cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học... nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

* Đối với NHNN và các NHTM

- Trên cơ sở định hướng phát triển, NHNN thực hiện xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn cho toàn hệ thống NH Việt Nam.

- NHNN cần chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ ở các vị trí trọng yếu trong hoạt động NH, trong đó chú trọng đến tiêu thức cấp độ kiến thức phải đạt được nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NH.

- Xây dựng cơ chế với trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong việc huy động chuyên gia, cán bộ giỏi ở các NH, các trường Đại học tham gia công tác đào tạo. Xem việc tiếp nhận sinh viên về thực tập tại các NH là nhiệm vụ của mỗi NH. Khuyến khích các NH hàng năm căn cứ vào nhu cầu cần tuyển dụng đặt hàng cho các Trường Đại học.

Kết luận Chương 3

Nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong năm 2012 cũng như trong thời gian tới của CN là tăng trưởng và phát triển nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không dễ thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, Chính phủ dùng biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế. Thêm vào đó là sự cạnh tranh HĐV trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt, thị phần bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng. Nhưng với những giải pháp thiết thực và đồng bộ cùng với định hướng đổi mới trong cơng tác HĐV thì chắc chắn BIDV sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch HĐV được giao.

KẾT LUẬN

Do chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM, nên nguồn vốn huy động ln đóng vai trị quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một NH.

Qua nghiên cứu thực trạng HĐV của BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011 cùng với những giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn huy động, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

1. Giới thiệu tổng quan về nguồn vốn và hoạt động HĐV của NHTM.

2. Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động HĐV của BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011. Từ đó, khái quát được những nét cơ bản về nguồn vốn huy động của BIDV cùng với những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

3. Để đạt được kế hoạch HĐV của BIDV Vĩnh Long năm 2012 cũng như trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu HĐV đã đề ra như:

- Giải pháp về chính sách lãi suất

- Giải pháp về chính sách khách hàng tiền gửi - Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm HĐV - Giải pháp về ổn định nguồn vốn huy động

- Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động HĐV - Giải pháp về thủ tục, quy trình nghiệp vụ

- Giải pháp về cải tiến công nghệ trong lĩnh vực NH - Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Giải pháp về quảng cáo, phát triển thương hiệu và mạng lưới HĐV - Giải pháp hỗ trợ

Hy vọng những nội dung nghiên cứu trên sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho BIDV Vĩnh Long trong thực tiễn HĐV, góp phần cùng hệ thống phát triển mạnh mẽ, an toàn và bền vững trong tương lai.

1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

2. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và Hoạt động Ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

5. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

6. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà

Nội.

7. Lê Văn Tư (2001), Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

8. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 9. Các website

▪ http://www.vinhlong.gov.vn Cổng thông tin điện tử Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

▪ http://www.tapchiketoan.com Tạp chí Kế tốn. ▪ Website của các NHTM

10. Công văn số: 015/QĐ-KHPT1, ngày 14/01/2012 V/v giao các chỉ tiêu KHKD định hướng năm 2012 và quý I/2012.

12. Công văn số: 1940/CV-KHPT1, ngày 17/04/2012 V/v Đổi mới trong giao, đánh giá và chỉ đạo triển khai thực hiện KHKD năm 2012.

13. Công văn số: 230/CV-NHBL3, ngày 15/05/2012 V/v hệ thống các sản phẩm huy động vốn dân cư.

14. Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2007 và phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Vĩnh Long.

15. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009 và các biện pháp thực hiện của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Vĩnh Long.

16. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Vĩnh Long.

17. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

18. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển huy động vốn của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển vĩnh long , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)