Tiền gửi không kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển huy động vốn của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển vĩnh long , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

- Đông Á, An Bình, Nam Việt, Techcombank, Đạ

1 Tiền gửi không kỳ

hạn 29 9% 71 18% 95 18% 143 18% 156 17% 2 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 146 43% 199 49% 390 75% 610 76% 741 80% 3 Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 162 48% 135 33% 38 7% 45 6% 28 3% Tổng cộng 337 100% 405 100% 523 100% 798 100% 925 100%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết Hoạt động Kinh doanh của BIDV Vĩnh Long

Trong giai đoạn 2007-2011, cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Long đã thể hiện:

- Tiền gửi không kỳ hạn tăng đều qua các năm chủ yếu dựa vào phát triển mạng lưới và khách hàng mới sử dụng các sản phẩm thanh toán qua tài khoản, thẻ ATM… Nguồn vốn tiền gửi này gia tăng sẽ đem lại hiệu quả rất cao do chi phí huy động thấp hơn so với huy động các loại tiền gửi khác.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện nền vốn huy động khơng mang tính dài hạn và không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đầu tư và tài trợ cho các dự án phát triển trung dài hạn.

- Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên liên tục giảm qua các năm. Đặc biệt, năm 2009, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV Vĩnh Long đã có sự thay đổi rất lớn. Cụ thể nguồn vốn có kỳ hạn từ 1 năm trở lên đã giảm mạnh từ 135 tỷ đồng xuống còn 38 tỷ đồng, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 1 năm đã tăng mạnh đạt 191 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%. Thực trạng này xảy ra là do khách hàng đã chuyển từ gửi tiền có kỳ hạn dài trên 1 năm sang gửi tiền có kỳ hạn ngắn hơn vì lúc đó LS tiền gửi từ 1 đến 3 tháng tương đối cao, trong khi đó LS tiền gửi có kỳ hạn gần 1 năm và trên 1 năm cũng xấp xỉ bằng nhau. Nguyên nhân của vấn đề này còn là do các NH tăng cường HĐV có kỳ hạn dưới một năm để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Đồng thời người gửi tiền có tâm lý e ngại về lạm phát tăng cao nên đã chọn gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn với kỳ vọng LS sẽ tăng trong tương lai gần.

2.3.4. Chi phí HĐV

Bảng 2.8: Lãi suất HĐV bình quân của BIDV Vĩnh Long 2007-2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1. Chi phí trả lãi huy động vốn bình quân 7,36% 10,93% 7,93% 9,47% 10,35%

2. Chi phí phi lãi bình qn 2,20% 2,60% 2,30% 2,50% 2,80%

3. Tổng chi phí HĐV bình qn 9,56% 13,53% 10,23% 11,97% 13,15%

CN xác định “Chi phí trả lãi huy động vốn bình quân” dựa vào cơ chế quản lý vốn tập trung. Theo cơ chế này, toàn bộ từng khoản huy động vốn của từng khách hàng của CN đều được theo dõi rất chặt chẽ, từ đó việc xác định chi phí lãi phải trả cho từng khoản huy động là rất chính xác và nhanh chóng.

“Chi phí phi lãi bình qn” của CN tăng theo “chi phí trả lãi huy động vốn bình quân”. Nguyên nhân là do những năm lãi suất huy động trên thị trường tăng là lúc huy động vốn khó khăn nên CN phải tăng cường chi phí marketing, quảng cáo, giải thưởng…

Cụ thể trong năm 2008, lạm phát tăng rất cao trong 8 tháng đầu năm và ở mức gần 24%. Các NH trong nước chạy đua tăng lãi suất huy động để chiếm thị phần và bảo đảm thanh khoản đã làm cho diễn biến lãi suất trên thị trường tăng rất nhanh, lãi suất qua đêm đã có lúc lên tới 40% và là mức cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trước diễn biến lãi suất thị trường như vậy nên lãi suất huy động vốn của CN cũng đã tăng đột biến.

2.4. Quản trị nguồn vốn tiền gửi

2.4.1. Huy động nguồn vốn tiền gửi

Do BIDV Vĩnh Long là một CN nên việc huy động nguồn vốn tiền gửi không đặt nặng vấn đề phải chấp hành triệt để các chỉ số như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), chỉ số khả năng thanh toán, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được

sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn… Mà các chỉ số này sẽ được tính tốn dựa trên số liệu tổng hợp của toàn hệ thống BIDV. HSC sẽ thực hiện báo cáo các chỉ tiêu này cho NHNN. Ban lãnh đạo BIDV căn cứ vào các chỉ số này sẽ đề ra các chỉ đạo cụ thể về hoạt động HĐV cho toàn hệ thống.

Việc huy động nguồn vốn tiền gửi của CN được thực hiện căn cứ vào chỉ tiêu giao kế hoạch HĐV hàng năm của HSC. Từ kế hoạch giao của HSC, CN sẽ thực hiện triển khai và phân giao kế hoạch cho các phòng, sau đó các phịng sẽ thực hiện giao chỉ tiêu cho từng cán bộ của phòng. Định kỳ hàng quý, các cá nhân sẽ báo cáo kết quả tiến độ HĐV của mình, tổng hợp thành báo cáo của phịng và của tồn CN kèm theo những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ các báo cáo này, Ban lãnh đạo CN sẽ có hướng chỉ đạo cơng tác HĐV trong thời gian tiếp theo.

2.4.2. Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay

Bảng 2.9: Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay của BIDV Vĩnh Long 2007-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1. Tiền gửi huy động 337 405 523 798 925

2. Cho vay 954 1.344 1.619 1.570 1.555

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển huy động vốn của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển vĩnh long , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)